Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động ?

0
1264

Tóm tắt câu hỏi:

Em có thắc mắc nhỏ mong các luật sư giải đáp giúp. Giả sử nhân viên Nguyễn Văn A vào công ty ngày 25/02/2015: Chức vụ lao động phổ thông. Công ty em thường ký HDLD cho tất cả công nhân viên HDLD có thời hạn 2 tháng. trong hợp đồng ghi rõ thời gian thử việc là: 1 tuần – LĐPT,1 tháng -trình độ trung cấp, 2 tháng- đối với nhân viên vp và các vị trí yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên.

VD với Nguyễn Văn A sẽ ký HDLD 2 tháng với từ
25/02/2015 đến 24/04/2015. Sau 2 tháng nếu được đánh giá tốt sẽ được ký HDLD có thời hạn 12 tháng.
HDLD sẽ được ký vào 25 hàng tháng (=> Nguyễn Văn A được đánh giá tốt sẽ ký HDLD 1 năm từ
25/04/2015-24/04/2016). Tuy nhiên, công ty tăng lương bắt đầu tính từ 25/12 hàng năm (tính lương
mới từ tháng 1) nên sẽ ký phụ lục hợp đồng cho mức lương mới, thời gian hiệu lực của phụ lục cho
Nguyễn Văn A sẽ là từ 25/12/2015 đến 24/12/2016 với mức lương mới). Nếu Nguyễn Văn A tiếp tục công
tác tốt thì 25/12/2016 sẽ được ký tiếp 1 phụ lục với mức lương mới áp dụng trong năm 2017. Đến ngày
25/12/2017 Nguyễn Văn A mới được ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn. Các luật sư vui lòng tư
vấn giúp em xem công ty em đang thực hiện như vậy có bị trái với luật lao động không
ạ.

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới V-Law
Từ những thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 quy
định:

Điều 22. Loại hợp đồng lao
động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một
trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời
hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp
đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời
hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng
mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời
gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Điều 27. Thời gian thử
việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức
độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều
kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức
danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức
danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ
thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc
khác.

Bên cạnh đó, Điều 7 Nghị
định  05/2015/NĐ-CP quy định về thông báo kết quả việc làm thử như
sau:

Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm
thử 

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc
thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1
và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả
công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời
gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao
động. 

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người
lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động,
người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm
thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp
đồng lao động với người lao động.

Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao
động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của
hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết
một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định
chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động
thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời
điểm có hiệu lực.

Điều 5 NĐ 05/2015/NĐ-CP quy
định:

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một
lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường
hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công
đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của BLLĐ.

Trên đây là quy định của pháp luật về hợp đồng lao
động. Về cơ bản nội dung hợp đồng vẫn dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 bên. Trong ví dụ bạn đưa
ra,

Nguyễn Văn A sẽ
ký HDLD 2 tháng với từ 25/02/2015 đến 24/04/2015. Sau 2 tháng nếu được đánh giá tốt sẽ được ký HDLD
có thời hạn 12 tháng. Tức là A sẽ thử việc 02 tháng, sau đó theo kết quả đánh giá năng lực sẽ ký
HĐLĐ 1 năm cho A. Sau khi hợp đồng 1 năm kết thúc, nếu A tiếp tục làm việc, thì trong thời hạn 30
ngày, phía người sử dụng lao động phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn với  A; trường hợp
ký tiếp HĐLĐ xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm 01 lần. Đối chiếu với quy định của pháp luật,
việc ký HĐLĐ với Nguyễn Văn A tới thời điểm 24/4/2016 là đúng theo quy định. Sau thời điểm
24/4/2016,  A vẫn đang tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký bất kỳ
hợp đồng nào với Nguyễn Văn A và để đến ngày 25/12/2017 mới ký HĐLĐ không xác định thời
hạn là trái với quy định.

Về phụ lục hợp
đồng được ký có thỏa thuận về mức lương, tăng lương và thời điểm hưởng lương mới. Phụ lục hợp đồng
là một bộ phận của hợp đồng, về bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận, cho nên việc ký phụ lục hợp
đồng như trong vấn đề bạn nêu mà đạt được sự thỏa thuận giữa 2 bên là đúng theo quy
định.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định của pháp luật về hợp đồng
lao động ?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên
hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây