Quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của hợp đồng lao động

0
1370
Hình thức và nội dung của hợp đồng lao động
được pháp luật quy định trong Bộ luật lao động 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định
05/2015/NĐ-CP.


Hình thức và nội dung của hợp đồng lao động được pháp luật quy định trong Bộ luật lao động 2012 và
hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

1. Hình thức hợp đồng lao động.

Căn cứ theo Điều 16 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động
phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng
lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp giao kết hợp đồng lao động đối với công việc tạm thời có thời
hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

2. Nội dung của hợp đồng lao động.

Căn cứ theo Điều 23 Bộ luật lao động 2012 và Điều 4 Nghị định
05/2015/NĐ-CP thì hợp đồng lao động bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người
đại diện hợp pháp.
Theo đó, tên và địa chỉ của người sử dụng lao động được quy định như
sau:

+ Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình
thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp
tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá
nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân
hoặc hộ chiếu được cấp;

+ Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ
gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã
hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp
luật;

+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê
mướn, sử dụng lao động của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao
động.

Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư
trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động:

+ Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm
quyền cấp của người lao động;

+ Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy
phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam;

+ Văn bản đồng ý việc giao kết hợp đồng lao động của người
đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;

+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư
trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15
tuổi;

+ Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện
theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.

– Công việc và địa điểm làm việc. Cụ thể:

+ Công việc: Công việc mà người lao động phải thực
hiện;

+ Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm
người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm
khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.

Thời hạn của hợp đồng lao động: Thời gian thực
hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện
hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng
lao động không xác định thời hạn).

Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác
. Cụ thể như sau:

+ Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác
:

Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương
trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ
luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm
việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào
ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều
kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa
được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức
danh;

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức
lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao
động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không
liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

+ Hình thức trả lương:

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương
theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời
gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo
cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân
của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng
lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài
khoản.

Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định
nhưng phải dựa trên quy định sau:

+ Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả
lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày
phải được trả gộp một lần.

+ Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một
lần hoặc nửa tháng một lần.

+ Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được
trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được
tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

– Chế độ nâng bậc, nâng lương: Điều kiện, thời gian,
thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận.

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy
định như sau:

+ Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời
điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần;
làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ;

+ Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong
giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không
hưởng lương.

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi
cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động
theo quy định của người sử dụng lao động.

 

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y
tế:

+ Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao
động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y
tế;

+ Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề
: Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo
thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

– Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung
mà hai bên thỏa thuận.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây