Công ty chấm dứt HĐLĐ trái luật thì người lao động có quyền lợi gì?

0
1207

 

Luật sư tư vấn về trường hợp Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động thì trách nhiệm bồi thường như thế nào? Cụ thể như sau

Nội dung yêu cầu tư vấn:

Em xin chào Luật sư:em có
vấn đề nhờ luật sư giúp em tư vấn ah. ngày 03/12/2017 em và công ty A có tranh chấp về chấm
dứt hợp đồng trái pháp luật và em đã kiện ra tòa án nhân dân huyện nơi em ở, trong suốt quá trình
hòa giải hai bên không đàm phán được, đến ngày 23/05/2017 tòa án đưa vụ án ra xét xử tòa tuyên án
cty A bồi thường vi phạm cho em như sau: 1. Vi phạm thời gian báo trước của Điều 38 và 42 là 01
tháng lương = 9.600.000 đồng; 2. Bồi thường theo điều 42 vi phạm chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
là 02 tháng lương: 19.200.000 đồng; 3. Bồi thường vi phạm chấm dứt hợp đồng trái pháp luật Điều 49
trợ cấp mất việc 02 tháng lương là :19.200.000 đồng; 4. Trợ cấp thêm Điều 48 khoàn 1 thêm 1/2 tháng
lương là: 4.800.000 đồng; 5. Bồi thường thời gian từ khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng trái pháp
luật đến khi kết thúc phiên tòa xét xử la 5 tháng 20 ngày: 55.385.000 đồng; 6. Bồi thường bảo hiểm
thất nghiệp 3 tháng là: 14.537.000 đồng. Tổng cộng mức bồi thường là: 122.722.000 đồng, nhưng công
ty A kháng án không chấp nhận bồi thường. Như vậy cho em xin hỏi:

– Tòa án phán quyết mức bồi thường cho em như thế có hợp pháp
chưa?

– nếu tiếp tục đưa ra tòa xét xử em có tiếp tục được hưởng thêm
tiền lương khi chưa kết thúc phiên tòa không? (vì hiện tại xem như phiên tòa chưa kết thúc).

– thời gian tranh chấp lao động cho phép thời gian bao lâu? Nếu kéo
dài vụ án có bị hủy bỏ không?

Em rất mong Luật sư giúp em tư vấn, và các khoản bồi thường về chấm
dứt trái pháp luật những điều nào ah. Xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi
câu hỏi đến V-LAw, về câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

– Thứ nhất, tòa án phán quyết mức bồi thường cho em như thế
có hợp pháp chưa?

Tòa án phán quyết mức bồi thường cho bạn còn vài điểm chưa hợp lý
như sau:

+ Khoản thứ ba (trợ cấp mất việc làm theo Điều 49) và Khoản thứ 4
(trợ cấp thôi việc theo Điều 48).

Điều 48 và Điều 49 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) quy
định như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản
1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả
trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm
việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người
lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại
Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải
bằng 02 tháng tiền lương.

…”

Như vậy, trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đều đặt ra khi
hai bên chấm dứt HĐLĐ. Do vậy, khi người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ thì tùy từng trường hợp
người lao động sẽ được hưởng một trong hai khoản trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm.

Những trường hợp được coi là mất việc làm theo Điều 44 (trường hợp
thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế) và Điều 45 (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách
doanh nghiệp, hợp tác xã).

Do thông tin cung cấp không đề cập về việc công ty bạn cho bạn nghỉ
việc theo trường hợp nào (chấm dứt HĐLĐ theo Điều 36, 38 BLLĐ hay cho thôi việc theo Điều 44, 45
BLLĐ) nên chúng tôi không xác định cụ thể được bạn sẽ được khoản trợ cấp nào.

Tuy nhiên, thông tin cung cấp rằng Tòa án tuyên buộc công ty trả
cho bạn cả hai khoản trên là không phù hợp.

+ Khoản thứ 6 Bồi thường bảo hiểm thất nghiệp 3 tháng là:
14.537.000 đồng

Trường hợp này cần phải xác định khoản này có phải là khoản trợ cấp
thất nghiệp hay không?

– Thứ hai, nếu tiếp tục đưa ra tòa xét xử thì quyền lợi của
bạn có tăng thêm không?

Theo Khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2012 quy định:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những
ngày người lao động không được làm việc
 cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động.”

Theo quy định trên thì khi Công ty chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì
phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày bạn không được làm việc. Tuy nhiên, bạn không đề
cập đến HĐLĐ giữa bạn và công ty là HĐ xác định thời hạn hay không xác định thời hạn, nên có hai
trường hợp sau:

+ TH1: HĐLĐ ký kết là HĐLĐ xác định thời
hạn

Trường hợp này cần phải xác định thời điểm hết hạn HĐ là khi nào?
Nếu như hết hạn trước khi xét xử phúc thẩm (vì có kháng cáo nên Tòa phúc thẩm sẽ xét xử) thì Công
ty chỉ phải trả tiền lương, tiền BHXH, BHYT đến thời điểm HĐLĐ hết hạn.

Trường hợp hết hạn sau khi có bản án phúc thẩm thì Công ty phải trả
tiền lương, tiền BHXH, BHYT đến thời điểm giải quyết xong vụ án tranh chấp này.

+ TH2: HĐLĐ ký kết là HĐLĐ không xác định
thời hạn

Trường hợp này thì Công ty phải trả tiền lương, tiền BHXH, BHYT đến
thời điểm giải quyết xong vụ án tranh chấp này.

– Thứ ba, thời gian tranh chấp lao động cho phép thời gian
bao lâu?

Tính từ thời gian công ty A kháng cáo cho đến hết thời gian có bán
án phúc thẩm được tính như sau.

Thời gian mở phiên tòa phúc thẩm tính từ ngày công ty A kháng cáo
theo quy định tại Điều 286 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng
trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả
kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn
chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án
ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là
02 tháng.”

Như vậy, trong thời hạn tối đa là 03 tháng Tòa án phải ra một trong
các quyết định trên. Trường hợp ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn tối
đa là 02 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc
thẩm.

– Thứ tư, nếu vụ án kéo dài có bị hủy bỏ
không?

Theo phân tích ở phần thứ ba thì Tòa án phải thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật. Chứ không có đề cập đến vụ án bị hủy bỏ do thời gian giải quyết lâu.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 
1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây