Có được thuyên chuyển công tác đối với lao động nữ mang thai không?

0
3744

Thuyên chuyển công tác là việc người lao động bị chuyển đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong khoảng thời gian nhất định. Đối với từng trường hợp lao động, người sử dụng lao động có được thuyên chuyển công tác đối với lao động nữ mang thai không?

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thuyên chuyển công tác là gì?

Thuyên chuyển công tác là một quá trình chuyển đổi theo chiều ngang của một nhân viên, trong đó có sự thay đổi trong công việc, mà không có bất kỳ sửa đổi nào trong chế độ đãi ngộ và sửa đổi trách nhiệm. Đó là một hình thức di chuyển nội bộ, trong đó nhân viên được chuyển từ công việc này sang công việc khác thường là ở một địa điểm hoặc bộ phận khác. Mỗi doanh nghiệp có một lí do riêng trong việc thuyên chuyển công tác của nhân viên và nó cũng khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác. Những lý do thuyên chuyển công tác của nhân viên được đề cập sau đây:

Một số vị trí đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, năng lực và chuyên môn của các nhân viên được thuyên chuyển.

Một bộ phận thiếu nhân viên trong khi bộ phận khác lại thừa nhân viên. Vì vậy, nhân viên được chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác.

Có sự xung đột giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa hai nhân viên với nhau.

Nhân viên cũng sẽ được chuyển công tác nhằm phá vỡ sự đơn điệu của công việc, vì năng suất của nhân viên sẽ giảm sụt nếu làm đi làm lại cùng một công việc.

Có được thuyên chuyển công tác đối với lao động nữ mang thai không?

Để xác định việc thuyên chuyển công tác với lao động nữ mang thai có được thực hiện hay không cần phải xác định lao động nữ là viên chức, công chức, cán bộ hay người lao động. Với mỗi trường hợp điều kiện thuyên chuyển sẽ là khác nhau.

Đối với lao động nữ mang thai là viên chức

Điều 36 Luật Viên chức năm 2010 có quy định về biệt phái viên chức. Theo quy định này, biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức năm 2010 có quy định: “Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.

Như vậy, nếu là viên chức đang mang thai thì cơ quan nơi đang công tác không được cử đi biệt phái.

Đối với lao động nữ mang thai là cán bộ, công chức

Đối với cán bộ, công chức có quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái. Đối với luân chuyển và điều động, không có quy định là không được luân chuyển, điều động đối với người đang mang thai, do đó, đơn vị vợ bạn vẫn có quyền điều động hay luân chuyển vợ bạn khi vợ bạn đang mang thai. Đối với việc biệt phái thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.

Đối với công chức, không thực hiện biệt phái đối với công chức nữ đang mang thai. Nếu cơ quan áp dụng biệt phái là trái quy định pháp luật.

Đối với lao động nữ mang thai là người lao động

Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau: “1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý”.

Khi đang mang thai tháng thứ 07 trở lên thì người sử dụng lao động không được cử đi công tác xa. Nếu cử đi công tác xa là vi phạm pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây