Những yêu cầu để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi

0
1234

Thực trạng sinh viên ra trường đi làm trái ngành hiện nay đã không còn là một câu chuyện mới, một trong những nghề mà rất nhiều người rẽ ngang đó chính là trở thành một chuyên viên kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu công việc này trong bài việc sau.

Những yêu cầu để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi
Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 để được giải đáp các vấn đề của bạn

Chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh được hiểu những người chuyên làm việc trong các lĩnh vực đề ra chiến lược thúc đẩy gia tăng doanh thu, thúc đẩy khả năng bán sảm phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận. Đây là những người làm việc trong các bộ phận như quản lý, tiếp thị hay môi giới.

Chuyên viên kinh doanh tiếng Anh là gì?

Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ tuyển dụng vị trí làm việc này với rất nhiều các tên gọi khác nhau, điển hình như nhân viên kinh doanh, chuyên viên quan hệ khách hàng, hay phổ biến nhất là với tên tiếng Anh như Sales; Salesman; Saleswoman; Sales Supervisor; Area Sales manager…Đều có nghĩa mang tính chất công việc bán hàng nhưng ở những cấp bậc khác nhau.

Công việc chính mà chuyên viên kinh doanh phải làm

Có thể nói, công việc chính của vị trí làm việc này đó là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công việc cụ thể bao gồm:

(i) Giới thiệu và tư vấn sản phẩm/dịch vụ, thuyết phục các khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp;

(ii) Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng;

(iii) Giải quyết các vấn đề của khách hàng;

(iv) Báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn về những nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng.

Yêu cầu để trở thành một chuyên viên kinh doanh tốt

Những yêu cầu để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi
Tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực – tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Đây là công việc mà các doanh nghiệp tuyển dụng rất nhiều bởi lẽ khâu tiếp thị sản phẩm là rất quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể gắn bó lâu dài với công việc này bởi tính chất áp lực mà công việc đem lại. Liên quan đến doanh thu, đến lợi nhuận, chắc chắn các nhân viên thuộc khối bán hàng sẽ là những người đầu tiên phải theo đuổi chỉ số KPI, hơn nữa việc tiếp xúc khách hàng dù là gián tiếp qua điện thoại hay trực tiếp gặp mặt đều không phải là câu chuyện dễ dàng đối với các chuyên viên kinh doanh.

Để trở thành một chuyên viên kinh doanh tốt cần phải có những kỹ năng sau:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Là con người thì việc giao tiếp giữa người với người là điều đương nhiên, nhưng đối với những ai làm ở khâu tiếp thị, bán hàng thì đặc biệt đòi hỏi một kỹ năng giao tiếp tốt.

Giao tiếp tốt thể hiện trong công việc này thể hiện ở chỗ, cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ một cách gắn gọn, súc tích và khéo léo, đánh trọng tâm vào những yếu tố giúp thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, từ đó mà lời nói sẽ tự nhiên trở nên thuyết phục.

Nhạy bén, linh hoạt trong công việc

Đây là một kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng giao tiếp. Khởi đầu của một đơn hàng thành công sẽ đều bắt nguồn từ câu chuyện giao tiếp, qua giao tiếp, người nào nhạy bén sẽ phát hiện ra được vấn đề mấu chốt nhất đó là quan tâm lớn nhất của vị khách này là gì, từ đó người nhân viên kinh doanh sẽ biết nên nói gì để tạo ấn tượng về sản phẩm/dịch vụ mình trong mắt khách hàng.

Ngoài ra, việc nhạy bén, linh hoạt trong công việc còn thể hiện ở cách xử lý vấn đề cho khách hàng. Đặc biệt là khi gặp những trường hợp khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, các yêu cầu được đổi hay trả lại sản phẩm, các nhân viên kinh doanh sẽ cần phải hết sức bình tĩnh, khéo léo đưa ra sự thông cảm với vấn đề mà khách đang gặp cũng như đưa giải pháp giúp khách hàng cảm thấy được thỏa đáng.

Với sự phát triển của các mạng xã hội như hiện nay, bất cứ hành động sơ suất nào cũng có thể bị đăng lên mạng làm ảnh hưởng hình ảnh của doanh nghiệp, vì thế các nhân viên kinh doanh càng phải thận trọng với từng lời nói, hành động của mình.

Ý chí, quyết tâm cao

Để gắn bó lâu dài với công việc cũng như đạt được những vị trí, chức vụ cao hơn đòi hỏi mỗi chuyên viên kinh doanh phải có tinh thần ý chí không khuất phục trước khó khăn, có quyết tâm cao trong việc cố gắng đạt được những thành tích tốt.

Như đã từng nói, đây không phải là một công việc dễ dàng khi mỗi ngày đều phải đối mặt với chỉ tiêu mà công ty đề ra, mỗi ngày đều phải giao tiếp với rất nhiều kiểu người với vô vàn kiểu tính cách khác nhau. Nếu không thể chịu được những áp lực đó thì rất khó có thể đi xa được với nghề.

Thái độ niềm nở và ngoại hình chỉnh chu

Thái độ niềm nở chính là một loại năng lượng tích cực khiến người đối diện trở nên thoải mái khi giao tiếp với bạn. Sẽ rất khó để thành công trong bán hàng nếu như người bán hàng buồn bã, u sầu hay thờ ơ. Đôi khi, không phải chất lượng sản phẩm, mà chính người bán sản phẩm mới là yếu tố khiến khách hàng quay trở lại mua hàng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị một ngoại hình chỉnh chu cũng rất quan trọng cho những chuyên viên kinh doanh. Sự chỉnh chu nói lên một con người chuyên nghiệp, coi trọng công việc mình đang làm, hơn nữa với tính chất thường xuyên phải giao tiếp, sự chỉnh chu sẽ tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Chuyên viên kinh doanh đa lĩnh vực

Những yêu cầu để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi
Hãy liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198 để được tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực

Chuyên viên kinh doanh bất động sản

Đây là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có vai trò tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua bất động sản, giới thiệu và tư vấn các dự án bất động sản phù hợp với khả năng kinh tế và nhu cầu của khách hàng, mục tiêu cao nhất là chốt được giao dịch mua bán giữa khách hàng với chủ đầu tư xây dựng.

Rất nhiều người truyền tai nhau câu chuyện, người đi môi giới bất động sản bán một căn nhà là có thể ăn cả năm. Sự thật thì đúng là như vậy bởi tính chất trị giá của một căn nhà, đặc biệt là trong các dự án nhà ở thương mại, mỗi căn đều có giá vài tỷ đến vài chục tỷ, tiếp thị bán được một căn nhà thì phần trăm hoa hồng từ việc bán đó cũng là một con số không hề nhỏ.

Chuyên viên kinh doanh quốc tế

Chuyên viên kinh doanh quốc tế là những người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường doanh nghiệp trên toàn thế giới. Về cơ bản, bản chất nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh quốc tế cũng giống với một nhân viên kinh doanh bình thường (nội địa), chỉ khác ở chỗ, vị trí này đảm nhiệm ở phân khúc thị trường và khách hàng có độ khó hơn, quy mô lớn hơn và cần có sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm, đối tượng hướng đến, thậm chí là văn hóa của quốc gia mà chiến lược phát triển sản phẩm đang hướng tới quốc gia đó.

Các công việc của chuyên viên kinh doanh quốc tế cũng sẽ là tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường sản phẩm; trực tiếp tư vấn, bán hàng cho các khách hàng quốc tế; quản lý đơn hàng và thông tin của khách hàng quốc tế; duy trì và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu rất thường xuyên tuyển dụng vị trí này.

Chuyên viên kinh doanh ngoại hối

Thị trường ngoại hối là một thị trường tài chính phi tập trung quốc tế để giao dịch các loại tiền tệ khác nhau trên thế giới. Hay nói một cách đơn giản, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tế và phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ. Đây là vị trí mà thường làm việc tại các Ngân hàng.

Công việc cụ thể của một nhân viên kinh doanh ngoại hối đó là: Tìm kiếm khách hàng có giao dịch ngoại hối; Gặp gỡ, tư vấn cho Khách hàng các giao dịch liên quan đến ngoại hối; Chào giá cho Khách hàng; Đầu mối làm việc với các Khối/Phòng/Ban thuộc hội sở để giải quyết các công việc liên quan đến thắc mắc, khó khăn của Khách hàng; Hỗ trợ khách hàng trong việc giao dịch ngoại hối…

Không như các nhân viên kinh doanh ở các lĩnh vực khác, nhân viên kinh doanh ngoại hối đòi hỏi có những kiến thức nhất định về lĩnh vực tài chính – ngân hàng mới có thể đảm nhiệm được.

Chuyên viên kinh doanh dự án

Chuyên viên kinh doanh dự án là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với khách hàng của mình, theo dõi các đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.

Cũng tương tự như các chuyên viên kinh doanh ở các lĩnh vực kinh tế khác, nhân viên kinh doanh dự án cũng sẽ phải thực hiện các công việc liên quan đến tiếp thị sản phẩm và bán hàng, báo cáo lại cấp trên các hoạt động và kế hoạch kinh doanh.

Chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Đây có thể nói là vị trí năng động và nhiều chế độ đãi ngộ tốt nhất của khối ngành giao vận – Logistics. Logistics được hiểu đơn giản là toàn bộ các hoạt động để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, bao gồm các hoạt động: vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Có thể nói ngành xuất nhập khẩu những năm gần đây là một ngành khá hot với các bạn trẻ.

Trở thành chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu có nghĩa là người nhân viên đó sẽ thực hiện các công việc như các nhân viên kinh doanh lĩnh vực khác như tìm kiếm khách hàng và bán sản phẩm, tuy nhiên điểm đặc biệt hơn đó là trong lĩnh vực Logistics, sẽ cần người nhân viên theo dõi cả quy trình giao vận từ khi sản phẩm ở bên nước khác qua rất nhiều sân bay, hải cảng,…cho tới khi đơn hàng được trao đến tay cho khách hàng, thậm chí là phải quan tâm đến trải nghiệm khách hàng sau đó để khiến khách hàng cảm thấy dịch vụ tốt, quay trở lại với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp của mình.

Chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng

Lại là một vị trí làm việc tại các ngân hàng. Thẻ tín dụng không phải là thứ gì đó quá xa lạ với chúng ta khi mà giờ đây thanh toán qua thẻ được ưu tiên hơn là sử dụng tiền mặt.

Vẫn sẽ là tìm kiếm khách hàng, tiếp cận và tư vấn, nhưng đối tượng sản phẩm ở đây là các sản phẩm và dịch vụ từ thẻ tín dụng của doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu lớn nhất đó chính là chốt deal để khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm và dịch vụ thẻ tín dụng.

Trên đây là toàn bộ bài viết về công việc của các nhân viên kinh doanh, một số đòi hỏi các kiến thức nhất định, một số lĩnh vực thì không đòi hỏi kinh nghiệm. Với tư cách là một nghề lao động hợp pháp, nhân viên trong lĩnh vực này được hưởng các chế độ của pháp luật lao động cũng như bảo hiểm, mức lương và việc thăng tiến rất triển vọng cho những ai thực sự quyết tâm theo đuổi nghề.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây