Giám đốc kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành giám đốc kinh doanh?

0
1494

Phi thương bất phú, kinh doanh là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp giúp con người trở nên giàu có một cách bền vững. Trong các doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh giữ vị trí vô cùng quan trọng, bài viết này sẽ đề cập tới vai trò và làm cách nào để đạt được vị trí đó.

Giám đốc kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành giám đốc kinh doanh?
Liên hệ tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198 để được giải đáp các thắc mắc pháp lý của bạn

Giám đốc kinh doanh là gì? Giám đốc kinh doanh trong tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, Giám đốc kinh doanh có nghĩa là Chiel Commercial Officer – CCO. Đây là người đứng đầu các nhóm kinh doanh, marketing, PR và quan hệ khách hàng, có nhiệm vụ xác định định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển về mặt lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp.

Vai trò của Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho thành công của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Vai trò to lớn của Giám đốc kinh doanh còn thể hiện ở chỗ, đây là người lãnh đạo đội ngũ các nhân viên kinh doanh, tạo ra một đội ngũ nhiệt huyết, có tâm với công việc và có năng lực triển khai tốt công việc, từ đó tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trường tiêu thụ rộng lớn, đem lại lợi nhuận ròng đạt kết quả cao.

Mô tả công việc của giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành giám đốc kinh doanh?
Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 – tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực

Không khó để có thể biết được các công việc cụ thể của một giám đốc kinh doanh là gì, chỉ cần tìm kiếm google, rất nhiều trang tìm việc làm tuyển dụng vị trí này và đưa ra bản mô tả hàng loạt các công việc trong phạm vi thẩm quyền của một giám đốc kinh doanh. Nhìn chung, công việc của một người giữ chức vụ này có thể đề cập trong 5 nhóm công việc chính như sau:

Thứ nhất, công việc lãnh đạo

Ngay trong từ “Giám đốc” đã thể hiện phần nào tính chất công việc của vị trí này, đòi hỏi người đó phải có khả năng lãnh đạo vì công việc quan trọng bậc nhất chính là “lãnh đạo”. Như đã từng để cập ngay trong khái niệm, CCO là người đứng đầu của các nhóm kinh doanh, marketing, PR và quan hệ khách hàng, người đứng đầu này sẽ là người chỉ huy trong chiến lược kinh doanh, quyết định các vấn đề quan trọng và chịu trách nhiệm cuối cùng về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, công việc phát triển kinh doanh

Cùng với các chức vụ cao khác trong ban điều hành, đây cũng là một trong số những quản lý cấp cao có nhiệm vụ xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp, họ có trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, tìm kiếm thị trường mới, đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến các thị trường tiềm năng, cũng như mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

Trong phạm vi nhóm công việc phát triển kinh doanh, các công việc cụ thể của người giữ chiếc ghế c này có thể kể đến như: Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh; Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra các đề xuất, kiến nghị; Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi công ty bán lẻ…

Thứ ba, công việc marketing

Marketing hiểu một cách đơn giản chính là tiếp thị, là cách thức để kết nối với khách hàng, gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút được khách hàng. Mục tiêu lớn nhất của marketing chính là giúp sản phẩm thâm nhập sâu rộng vào thị trường, từ đó tăng doanh số bán hàng.

Công việc cụ thể của CCO đó ở nhóm việc này đó là phải quản lý và tổ chức toàn bộ công việc liên quan đến kinh doanh, marketing, truyền thông, phát triển thị trường và quan hệ khách hàng để đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty.

Thứ tư, công việc kinh doanh

Nếu như ở nhóm việc phát triển kinh doanh, người CCO sẽ có trách nhiệm xây dựng ra các đường lối, phương phường thì ở công việc kinh doanh, Giám đốc kinh doanh sẽ làm việc với các nhóm thiết kế và phát triển để xác định những đặc điểm của sản phẩm có thể đưa ra quảng bá trên thị trường.

CCO cũng sẽ là người quản lý hoạt động bán hàng, các yếu tố sản xuất, phân phối và bán lẻ để đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh thu. Đưa ra các quyết định liên quan tới tất cả các vấn đề của kinh doanh, bao gồm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng.

Thứ năm, công tác nhân sự

Ngoài các công việc nêu trên thì công việc của CCO còn bao gồm cả việc tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing.

Giám đốc kinh doanh sẽ là người phải hiểu rõ nhất tính chất công việc, yêu cầu về năng lực của các nhân sự, đánh giá những kiến thức cần phải trang bị cho các nhân viên của mình. Trong phạm vi quyền hạn, CCO sẽ có trách nhiệm duy trì môi trường làm việc hấp dẫn, xây dựng và quản lý kế hoạch giúp phát triển nguồn nhân lực là các nhân viên kinh doanh phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược.

Kỹ năng cần có của Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành giám đốc kinh doanh?
Để được giải đáp các vấn đề liên quan đến lao động, liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198

Chắc chắn đây là một vị trí và chức vụ đòi hỏi năng lực cực kỳ tốt, ngoài các kỹ năng xã hội như giao tiếp tốt, đàm phán tốt, cẩn thận, bình tĩnh trong công việc thì còn có các kỹ năng chuyên môn, có thể gói gọn qua những nét sau đây:

Thứ nhất, có kỹ năng hoạch định chiến lược kinh doanh

Đây được hiểu là kỹ năng có tầm nhìn xa trông rộng, CCO sẽ cần làm việc với Ban điều hành về các chiến lược phát triển, đưa ra các đường lối đúng đắn. Trong mỗi giai đoạn có thể có những đường lối phát triển khác nhau để phù hợp với tình hình, bối cảnh.

Thứ hai, có kỹ năng đọc thông số chiến lược doanh nghiệp

Các thông số này chính là “bản đồ doanh thu, doanh số, chi phí, công nợ” mà CCO nhận được từ ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người CCO lúc này đó chính là phải thiết lập được các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu, để làm được điều đó thì trước hết phải hiểu được các thông số về chiến lược đang nói lên điều gì.

Lấy ví dụ điển hình từ các chiến dịch quảng cáo bán hàng trên Facebook, nếu như không thể hiểu hết được các chỉ số CPM, CRT, CPC…thì khó mà có thể đánh giá hiệu quả, chất lượng cũng như đo lường được doanh thu, doanh số, chi phí của một chiến dịch quảng cáo.

Thứ ba, có kỹ năng quản trị kết quả

Thị trường kinh tế biến động từng ngày, từng giờ, những gì thu hút khách hàng của hôm nay chưa chắc đã là mối quan tâm của khách hàng trong tương lai. Các đối thủ trên thị trường sẽ luôn không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, không ngừng có những cách thức tiếp cập đến khách hàng tiềm năng, bản thân nhu cầu của khách hàng mỗi thời kỳ sẽ đều biến chuyển, tất cả những điều đó dẫn tới công chuyện kết quả bán hàng sẽ không ngừng biến động. Là một người CCO, đòi hỏi kỹ năng dự báo được kết quả bán hàng thông qua phân tích, đánh giá các yếu tố tác động, và dù kết quả tốt hay xấu thì người CCO cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho những chiến lược, mục tiêu mới.

Thứ tư, có kỹ năng quản trị chi phí

Kỹ năng quản trị chi phí đòi hỏi người nắm giữ chức vụ này phải tối ưu được các kênh chi phí cũng như tối ưu chi phí trên các kênh bán hàng. Có rất nhiều các kênh bán hàng khác nhau như mở các địa điểm trực tiếp bán hàng hoặc triển khai các gian bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Việc quản trị chi phí quan trọng ở chỗ, nếu như thấy chi phí bỏ ra trở nên cao bất thường mà hiệu quả đem lại không đáng kể thì cần phải tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Ví dụ như mở địa điểm bán hàng ở vị trí ngã tư đường X, phường Y, sau 6 tháng hoạt động đều thua lỗ thì CCO cần tìm ra nguyên nhân của việc liên tục lỗ nằm ở đâu để giải quyết vấn đề, thậm chí để hạn chế rủi ro thì có thể đóng cửa luôn địa điểm bán hàng đó.

Thứ năm, có kỹ năng đào tạo nhân viên

Trở thành một người lãnh đạo đồng nghĩa với sẽ phải chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ nhân viên bên dưới. Giám đốc kinh doanh thông qua khả năng, kinh nghiệm của mình, là người tạo nguồn động lực làm việc cho các nhân viên và với thẩm quyền của mình, phải hoạch định được các chiến lược đào tạo giúp nhân viên yêu nghề và nâng cao năng lực của mình.

Mỗi một doanh nghiệp trước khi phát triển đều được xây dựng bởi những con người có tâm, có năng lực và được dẫn dắt bởi đội ngũ quản lý có tầm nhìn.

Thứ sáu, kỹ năng xây dựng KPI, chính sách phúc lợi

Nói đến kinh doanh là phải nói đến doanh thu, nếu không thể phát triển được lợi nhuận thì việc kinh doanh sẽ không thể tồn tại mãi mãi. Với vị trí đứng đầu khối bán hàng, kinh doanh, người này cần phải có kỹ năng xây dựng KPI một cách hợp lý để các nhân viên có thể phấn đấu đạt được các chỉ tiêu, vừa nâng cao được năng lực vừa thể hiện được trách nhiệm của mỗi nhân viên với sự phát triển chung của một tập thể.

Bên cạnh đó, các chính sách phúc lợi tốt, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật lao động cũng sẽ là một yếu tố giúp cho người lao động trong doanh nghiệp được yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với công ty.

Thu nhập của Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành giám đốc kinh doanh?
Liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198 để được giải đáp các vấn đề pháp luật của bạn

Tùy thuộc vào lĩnh vực làm việc, quy mô doanh nghiệp, tài chính công ty, khối lượng công việc đảm nhận, năng lực làm việc, các chỉ tiêu đạt được…mà mức lương của CCO ở tùy từng doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau.

Theo khảo sát chung dựa trên 289 thông báo tuyển dụng vị trí Giám đốc kinh doanh trên hệ thống tìm việc làm JobsGo thì mức lương trung bình của vị trí này là 30 triệu VNĐ/tháng, khoảng lương phổ biến là 20 – 45 triệu VNĐ/tháng. Mức lương tương đối cao và đòi hỏi kinh nghiệm là từ 5-10 năm.

Lộ trình thăng tiến trở thành giám đốc kinh doanh

Sẽ không có một mẫu số chung nào cho việc thăng tiến đến vị trí CCO, nhưng có thể nói để có thể đi lên trong ngành nghề này cũng như bất kỳ ngành nghề nào khác trong xã hội thì đều cần phải có những năng lực nổi trội, phẩm chất đạo đức tốt. Nhìn chung, cấp bậc trong nhóm nghề kinh doanh sẽ có các vị trí từ thấp đến cao như sau:

(i) Nhân viên kinh doanh: đây là giai đoạn khởi đầu, vị trí này thường không đòi hỏi kinh nghiệm

(ii) Chuyên viên kinh doanh: vị trí này đòi hỏi sau khoảng 2 năm làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh.

(iii) Trưởng bộ phận kinh doanh/Trưởng phòng kinh doanh: vị trí này đòi hỏi thâm niên làm việc 3 năm ở cùng vị trí trưởng phòng kinh doanh hoặc 5-7 năm ở vị trí tương đương.

(iv) Giám đốc kinh doanh: vị trí này thường chỉ có mặt tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, thâm niên ít nhất 5 năm ở vị trí giám đốc kinh doanh cùng ngành nghề hoặc 10 năm trở lên ở vị trí trưởng phòng kinh doanh cùng ngành nghề.

Như vậy để có thể đi tới vị trí CCO chắc chắn không phải là điều dễ dàng, và nó chắc chắn không dành cho những người nóng vội bởi ngoài kỹ năng, kinh nghiệm trên thương trường thì yếu tố thâm niên trong nghề cũng được đánh giá cao khi ứng tuyển vị trí này.

Các khóa đào tạo Giám đốc kinh doanh chất lượng

Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo Giám đốc kinh doanh ngoài đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng. Có thể kể đến như Khóa học Giám đốc kinh doanh tại Trung tâm Phát triển Khoa học Kinh tế CED; Viện IBM; Trường Doanh nhân PACE; Viện Quản trị tài chính; Trường PTI; Viện FMIT….

Với những ai có định hướng từ sớm, muốn được làm việc và tiến xa trong lĩnh vực này thì có thể học các ngành quản trị kinh doanh, các ngành kinh tế đối ngoại tại các trường đại học như Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại…

Trên đây là toàn bộ bài viết liên quan tới vị trí CCO – Giám đốc kinh doanh, vị trí đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và thâm niên làm việc, đây có thể nói là vị trí mà bất cứ ai theo đuổi công việc kinh doanh đều đặt mục tiêu hướng tới trong sự nghiệp.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây