Chế tài áp dụng đối với trường hợp không tuyển lao động nữ

0
1245
Cấm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc,
màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì
lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn


Theo Điều 5 của
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định : ” Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và
nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân
tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”.

Tại Điều 8, Bộ luật lao động năm 2012 cũng  nêu rõ các
hành vi bị cấm: “Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn
nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động
công đoàn”.

Hiện nay, nhiều công ty tuyển dụng hạn chế tuyển nữ vì nhiều
lý do: công việc cực nhọc, phải đi làm xa, đi công tác. Đó là những lý do có thể chấp nhận được.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều công ty đưa ra những lý do vô lý như: lao động nữ làm không
bao lâu thì lấy chồng, lo cho chồng, nghỉ thai sản…gây thiệt hại cho công ty.

Theo quy định, trừ những trường hợp tại điều 160 Bộ luật Lao
động 2012 và Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH, các doanh nghiệp không được hạn chế quyền lao động của
nữ. Những trường hợp vi phạm có thể bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 25 Nghị định
95/2013/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín
ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao
động”.

 

1900.6190

Ngoài ra, Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định 55/2009/NĐ-CP
quy định  về các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau đây:

b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam
hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa
thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi
con nhỏ.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây