Thời hạn giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ?

0
1164
Thời hạn giải quyết chế độ thai sản cho lao
động nữ? Thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ.


Tóm tắt câu hỏi:

Em nghỉ thai sản hơn 6 tháng, chưa nhận tiền
hộ sản, mặc dù nộp hồ sơ đầy đủ sau sinh 2 tuần,còn nói trả trước 60%, 40% trả sau
mà vẫn chưa thấy, tôi cũng chưa nhận được tiền bồi dưỡng sức khỏe sau sinh
luôn, tôi phải làm sao để lấy được tiền?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư
vấn

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội
2014:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang
thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang
thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng
tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động
thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh
con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d
khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian
12

tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc
để

dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong
thời

gian 12 tháng trước khi sinh
con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc
thôi

việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi
dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34,
36,

38 và khoản 1 Điều 39 của Luật
này.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn thuộc đối tượng
được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ.

Căn cứ Điều 102
giải quyết chế độ ốm đau, thai
sản:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở
lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
100,

các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho
người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm
sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
101

của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ
quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại
Điều

100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo
hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã
hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết

tổ chức chi trả cho người lao
động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận
nuôi

con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết
và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không
giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như bạn đã trình bày, bạn đã nộp đủ hồ sơ sau sinh 2
tuần đảm bảo yêu cầu trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người
lao

động
có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động,
người sử dụng lao động có trách
nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã
hội.

Ở đây, nếu trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã
hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nếu quá thời hạn

người
sử dụng không chi trả tiền chế độ thai sản bạn có thể khiếu nại người sử dụng lao động theo Điều
131
để

được chi trả tiền chế độ thai
sản:

“1. Người lao
động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang
bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và
những người khác có quyền đề nghị cơ quan,
tổ
chức
, cá nhân có
thẩm quyền
xem xét lại
quyết định,
hành vi của cơ
quan,
tổ chức
, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp
luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến
quyền
và lợi ích hợp pháp của mình”.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây