Tư vấn về trường hợp người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội.

0
1398

Vậy anh/chị có thể tư vấn giúp em xem với mức lương thấp hơn lương vùng thì có phải đóng bảo hiểm không? Trường hợp của em có bắt buộc phải đóng không và em có thể xử lý như thế nào?

Nội dung tư vấn: 

Chào quý anh chị! Em xin nhờ
anh chị tư vấn giúp em với ạ: Hiện tại em đang ký hợp đồng lao động với 1 trường mầm non ngoài công
lập với mức lương là 3 triệu đồng/tháng . Mỗi tháng em được trả thêm tiền đi xe đón cháu từ
300-700.000 (tùy vào mình đi ít hay đi nhiều) và tiền xếp loại thi đua các mức 750.000 –
700.000 – 500.000… tùy vào từng tháng. Mức lương của em giao động từ 3 triệu 500 – 4 triệu
500. Hiện tại nhà trường đang yêu cầu em đóng bảo hiểm bắt buộc với mức vùng thấp nhất là 3 triệu
700 và nhà trường hỗ trợ 50% còn em sẽ đóng 50%. Do lương của em không cố định và em cũng
không muốn đóng bảo hiểm vì hiện tại em đang đóng bảo hiểm nhân thọ cho gia đình và bảo hiểm y
tế em cũng tự đóng… Vậy anh/chị có thể tư vấn giúp em xem với mức lương thấp hơn lương vùng thì
có phải đóng bảo hiểm không? Trường hợp của em có bắt buộc phải đóng không và em có thể xử lý
như thế nào? Em cảm ơn ạ!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề
nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc:

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của
người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01
tháng đến dưới 03 tháng;

……”

Và theo điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định
115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 1 tháng trở lên bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vậy, theo như những gì chị đã trình bày trên đây, có thể thấy chị
thuộc trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động nên bắt buộc chị phải tham gia đóng bảo hiểm xã
hội. Nếu chị không đóng bảo hiểm xã hội hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trốn
đóng bảo hiểm là trái với quy định của pháp luật; hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
theo Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

 “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dung lao động không tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối
đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng
mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người
thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối
đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã
hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm xã hội:

Theo  Điều 85, Điều 86  Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy
định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao
động như sau:

Người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử
tuất. Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Với mức đóng  mà nhà trường thỏa thuận với chị yêu cầu chị đóng
50% và nhà trường đóng 50% là trái với quy định của pháp luật; mức đóng như vậy có thể bị xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như đã nêu trên.

Thứ ba, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc:

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội quy định tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Trước năm 2018 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức
lương và phụ cấp lương.

Từ năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức
lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Và Khoản 3
Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định khoản bổ sung khác như sau:

“a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức
lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với
mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ
trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

………”

Đồng thời, theo tiết 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy
định:

2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm
các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao
động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền
nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động
có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó
khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục
riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Vậy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chị sẽ
căn cứ vào tiền lương, các khoản phụ cấp đã được thỏa thuận theo hợp đồng lao động.  Tuy
nhiên, chị cần lưu ý, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phải không được thấp hơn mức lương
tối thiểu vùng; nếu mức lương của chị thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bắt buộc phải đóng bảo
hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng (theo tiết 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 
1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây