Có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ việc không?

0
1201
Có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối
với người lao động đã nghỉ việc không? Giám định cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề
nghiệp.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa V-Law! Tôi tên: Trương Văn Thuận. Hiện cư trú
tại: Mậu Thân-Ninh kiều-Cần Thơ Tôi có 1 vấn đề cần hỏi Luật Dương Gia như sau: Tôi có 1 người em
bà con, trước đây làm cho 1 công ty Trung Quốc ở khu công nghiệp Trà Nóc-Cần Thơ. Công việc chính
làm bên bộ phận cắt chỉ (hàng may mặc); Làm được khoảng 4 năm, thời gian gần đây thấy trong người
không được khỏe, thường hay bị bệnh nên xin ghỉ việc. Ghỉ gần 2 tháng thì đổ bệnh: Hiện tại nằm
viện ở bệnh viện lao Phổi, bác sĩ chuẩn đoán là bị bệnh lao phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não,
và tai biến mạch máu não. Hiện hoàn cảnh hết sức khó khăn, cha mẹ thì làm thuê mướn, không có khả
năng chi trả tiền viện phí, phải vay mượn khắp nơi. Vậy cho tôi hỏi: trong trường hợp này trách
nhiệm của Công Ty trước đây mà em tôi làm có không? tại vì trước giờ nó chỉ làm duy nhất ở Công ty
May mặc này; Môi trường thì độc hại, nên mới ảnh hưởng đến sức khỏe. Mới nghĩ việc 2 tháng thì đổ
bệnh. Vậy Công ty này Còn trách nhiệm với người lao động đã nghĩ việc không ạ. Rất mong được tư
vấn, hướng dẫn từ V-Law.

Trân
trọng kính chào!?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Nội dung tư vấn:

Theo Điều 143 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bệnh nghề nghiệp như
sau:

“1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ
định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt”.

Theo như thông tin anh cho biết, người em của anh được bác sĩ chuẩn đoán bị
bệnh lao phổi. Bệnh lao là căn bệnh được quy định tại nhóm V (Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp)
theo quy định tại Thông tư liên bộ 29/TT-LB ngày 25 tháng 12 năm 1991 của Bộ y tế, Bộ Lao Động –
Thương Binh và xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về bổ sung một số bệnh nghề
nghiệp.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động
2015 về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghệ nghiệp như sau:

2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các
nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời
gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính
phủ
“.

Tại Điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp bắt buộc quy định như sau:

Điều 6. Giám định cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề
nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề
nghiệp

Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề,
công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều
46 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này mà phát hiện bị
bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong Khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày
nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy
giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.

2. Người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này được Quỹ
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp theo
quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV Nghị định này.

3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phát hiện
bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề,
công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang làm việc hoặc bản sao
quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động đã nghỉ hưu;

b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám
định y khoa;

d) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề
nghiệp.

4. Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng
theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Thời gian bảo đảm đối với từng bệnh nghề nghiệp và trình tự, hồ sơ
khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng
Bộ Y tế.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng
đài:
 1900.6198

Tại mục V Phụ lục của Thông tư liên
bộ số 08/TTLB của Bộ thương binh và xã hội – Bộ y tế – Tổng công đoàn lao động Việt Nam ngày 19
tháng 5 năm 1976 có quy định về thời gian bảo đảm của các bệnh về phổi, suy giảm chức năng hô hấp.
Theo đó thì thời gian bảo đảm của bệnh nghề nghiệp này là 5 năm. Như anh cho biết thì người em của
anh tính từ khi nghỉ việc đến khi đổ bệnh mới chỉ được 2 tháng nên vẫn trong thời gian bảo đảm nên
trong trường hợp này người em của anh vẫn được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của bảo hiểm xã
hội.

Về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì anh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo
khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang làm việc hoặc bản sao quyết
định hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động đã nghỉ hưu;

– Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y
khoa;

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây