Chế độ tai nạn lao động tại nơi làm việc của người lao động

0
1426

 

Chế độ tai nạn lao động tại nơi làm việc của
người lao động. Mức trợ cấp một lần của người lao động bị tai nạn được hưởng do cơ quan bảo hiểm
chi trả.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa quý Luật sư Tôi xin nhờ quý luật sư
giải đáp giùm tôi thắc mắc như sau: Ngày 22/6 chồng tôi khi leo lên mái nhà của công ty làm việc
thì đạp trúng tấm tôn nhựa và bị té đươc cấp cứu tại bệnh viện sau khi xuất viện thì bên công
ty đã đến thăm và có thanh toán lại cho gia đình tôi toàn bộ số tiền viện phí và có đưa thêm số
tiền là 5 triệu. Trong thời gian từ ngày bị tai nạn đến nay là 4 tháng thì lương chồng tôi
hưởng mỗi tháng là do công ty trả 100% mức lương cơ bản (2.971.000) của chồng tôi (ban đầu nói là
bảo hiểm xã hội trả 75% công ty trả 25% nhưng khi công ty làm báo giảm thì thẻ bảo hiểm y
tế của chồng tôi không sử dụng được nữa vậy nên phải báo tăng để sử dụng được thẻ và vẫn phải
đóng bảo hiểm mặc dù nghỉ, lương thì công ty trả hoàn toàn). Ngày 18/10 chồng tôi có đi giám định
sức khỏe thì được chứng nhận là mất sức lao động 25%. Đã nộp hồ sơ cho công ty và họ có
gọi đi làm lại nhưng khi đi làm lại được 1 ngày thì công ty lại kêu nghỉ thêm 3 tháng nữa cho đủ 7
tháng. Tôi xin nhờ quý luật sư trả lời giúp tôi 3 vấn đề 1. Tiền lương hàng tháng chồng tôi
nhận hàng tháng do công ty trả chứ không phải bảo hiểm xã hội trả như vậy có đúng luật không
số tiền có hợp lý không? 2.Thời gian được nghỉ như vậy đã đúng chưa có luật nào quy định là
mất sức lao động 25% thì được nghỉ 7,5 tháng không (vì bên công ty nói với chồng tôi như vậy)
3. Số tiền được bồi thường chế độ tai nạn lao động từ công ty và bảo hiểm xã hội là bao nhiêu và có
bị trừ ra số tiền lương và trợ cấp được hưởng khi bi tại nạn nghỉ tại nhà không. Tôi rất mong quý
luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

 

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật
an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn
lao động:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau
đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả
khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm
việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ
sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc
khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao
động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc
hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp
lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do
bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”

Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn khi
leo lên mái nhà của công ty làm việc thì đạp trúng tấm tôn nhựa, bị té và được đưa đi cấp cứu tại
bệnh viện tức là chồng bạn bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc. Chồng bạn
đi giám định sức khỏe thì được chứng nhận là bị suy giảm khả năng lao động là 25%. Do đó,
trường hợp này chồng được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định. Khi đó theo quy định của
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể tại Điều 38 về trách nhiệm của người sử dụng
lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như
sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động
bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi
phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế
và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người
lao động không tham gia bảo hiểm y tế

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều
trị

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm
2015.

Theo đó, công ty chồng bạn sẽ cùng với tổ chức bảo
hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản
chi phí trong quá trình điều trị của chồng bạn không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả đồng
thời trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động và khoản bồi thường cho người lao động trong
thời gian nghỉ việc để điều trị.

Như vậy, trong thời gian nghỉ việc để điều trị, công
ty phải trả đủ tiền lương cho chồng bạn, thời gian nghỉ việc được xác định theo chỉ định của bác sĩ
và thời gian cần thiết để chồng bạn phục hồi sức khoẻ. Thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động
không phụ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Về khoản trợ cấp đối với chồng bạn khi bị
tai nạn lao động

– Khoản bồi thường từ người sử dụng
lao động

Trường hợp, tai nạn xảy ra không do lỗi của chồng
bạn thì theo điểm a khoản 4 Điều 38 Luật an, toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì công ty
phải bồi thường cho chồng chị mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm
0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

Ở đây, chồng bạn bị suy giảm 25% khả năng lao động
thì theo quy định trên đối với bị suy giảm 10% khả năng lao động thì hưởng tương đương 1,5 tháng
tiền lương sau đó cứ 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương. Theo đó, tương ứng với việc suy giảm
25% khả năng lao động thì công ty sẽ phải bồi thường cho chồng bạn mức tiền bằng 7,5 tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động. Do đó đây là khoản bồi thường mà công ty trả cho người lao động theo
mức suy giảm khả năng lao động chứ không phải là bắt buộc chồng bạn phải nghỉ 7,5 tháng mới được đi
làm. Chồng bạn vẫn có thể đi làm trở lại khi bình phục sức khỏe và công ty vẫn phải trả lương cho
chồng bạn theo hợp đồng lao động đã ký mà không ảnh hưởng gì tới khoản bồi thường mà chồng bạn được
nhận.

>>> Luật sư tư vấn về quyền lợi cho người lao
động bị tai nạn lao động

: 1900.6198

– Trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan
bảo hiểm: 

Ngoài ra, chồng bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc nên chồng bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật an toàn, vệ
sinh lao động năm 2015 do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi
trả.

Căn cứ theo quy định của Điều 48 Luật an, toàn vệ
sinh lao động năm 2015 thì người lao động bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ
5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Do đó, chồng bạn bị suy giảm 25% khả năng lao động thì
sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 48 Luật an
toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

“2. Mức trợ cấp một lần được quy định như
sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng
05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ
sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản
này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng
vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn
lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng
đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền
lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Theo đó, khi suy giảm 5% khả năng lao động thì được
hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ
sở tức là với mức suy giảm 25% khả năng lao động thì chồng bạn được hưởng 15 lần mức lương cơ
sở.

Đồng căn cứ vào số năm đã đóng bảo hiểm xã hội chồng
bạn còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, theo đó đóng
bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống thì được hưởng mức bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng
bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị. Do bạn chưa cung cấp số năm đóng bảo hiểm xã hội của chồng bạn nên
chưa tính được mức hưởng mà bảo hiểm chi trả này cụ thể là bao nhiêu.

Các khoản bồi thường chế độ tai nạn lao động từ công
ty và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội không bị trừ trong thời gian bạn nghỉ hưởng nguyên lương để
điều trị tai nạn lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây