Chế độ tai nạn lao động theo quy định pháp luật

0
1169

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Kính gửi Luật sư!tôi trên đường đi làm buổi chiều xe mô tô của tôi va chạm với xe tải khi lui xe từ lề đường ra cùng chiều với hướng tôi đến cơ quan ( bệnh viện tuyến huyện) không quan sát gây tai nạn: tôi bị gãy hở 1/3 dưới cẳng chân phải( có biên bản hiện trường tai nạn do CSGT huyện lập) và đã được điều trị

Đến nay đã ổn định và cơ quan có giới thiệu tôi đi giám định thương
tật tại Trung tâm Pháp y tỉnh với kết luận suy giảm khả năng lao động 35%. vậy với kết quả trên
cũng như quá trình điều trị tai nạn tôi được hưởng trợ cấp như thế nào. xin cám ơn Luật sư!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin
tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi
tư vấn như sau:

Về chế độ từ Bảo hiểm xã hội, Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động
2015 quy định:

“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức
lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng
còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ
được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động
hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham
gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm
căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm theo Điều 38 Luật an
toàn vệ sinh lao động quy định như sau:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao
động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều
trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không
nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với
những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu
người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y
khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không
tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không
hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như
sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến
10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả
năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của
chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm
khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng,
phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản
điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội
đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều
trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ
cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy
định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.”

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý
khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây