Chế độ lương dành cho người lao động làm công việc năng nhọc nguy hiểm

0
2033

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc những công việc nặng nhọc, Nhà nước đã có những quy định cụ thể về chế độ lương để người lao động nhận được sự hỗ trợ tối đa từ phía người sử dụng lao động, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà điều kiện làm việc mang lại.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về người lao động làm công việc năng nhọc nguy hiểm

Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định rõ tại Danh mục ngành nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, người lao động làm việc trong các điều kiện, môi trường đặc thù cần nắm rõ đặc điểm này để yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp thuê khoán thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với mình.

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc những công việc nặng nhọc, Nhà nước đã có những quy định cụ thể về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ chăm sóc sức khỏe, thời giam làm việc tối đa cũng như thời gian nghỉ ngơi để người lao động nhận được sự hỗ trợ tối đa từ phía người sử dụng lao động, giảm thiểu các tác động tiêu cực mà điều kiện làm việc mang lại. Theo đó, người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH và Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.

Chế độ lương dành cho người lao động làm công việc năng nhọc nguy hiểm

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-CP về việc xây dựng thang bảng lương thì mức lương và khoản trợ cấp thêm cho người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại: “3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ  phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.

Như vậy, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Liên quan đến mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP, được xác định: Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Ngoài các khoản lương, nhiều công ty cần hỗ trợ thêm một số khoản phụ cấp độc hại dành cho lao động để giúp hỗ trợ thêm về cuộc sống của những nhân viên làm việc trong các môi trường đặc thù. Cụ thể: Người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân (bao gồm quần áo bảo hộ, mũ, kính, găng tay hoặc thiết bị chuyên dụng) nhằm loại trừ và giảm thiểu tối đa các tác động từ môi trường làm việc; Người lao động trong điều kiện này phải được bồi dưỡng bằng hiện vật để kịp thời động viên cũng như giúp họ tăng cường sức khỏe, yên tâm làm việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây