Bồi thường khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

0
1356

Luật sư cho hỏi về bồi thường hợp đồng lao động như sau: Chị Nguyễn Thị M là công nhân tại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) giầy da X từ ngày 01/4/200x. Tháng 01/10/200x, chị M xin nghỉ theo chế độ thai sản và được Giám đốc Công ty chấp nhận cho chị nghỉ 04 tháng. Sau 04 tháng nghỉ ở nhà, ngày 01/02/200x, chị M đến công ty để đi làm trở lại thì nhận được thông báo là chị đã bị cho thôi việc vì lý do nghỉ đẻ. Chị M xin được gặp Giám đốc Công ty nhưng bị từ chối.Chị M đã có đơn kiện ra Toà án. Ngày 01/4/200x theo quyết định của toà án, việc Giám đốc công ty TNHH giầy da X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị M là trái pháp luật và buộc Công ty phải bồi thường thiệt hại cho chị M. Nhưng sau đó, chị M không muốn làm việc tại công ty X nữa. Vậy xin hỏi theo quy định của pháp luật, chị M sẽ được Công ty bồi thường thiệt hại như thế nào? (mức lương của chị M trong 01 năm trước khi xảy ra sự việc này là 800.000 đ/tháng).
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Việt,trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật lao động năm 2012, trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà người lao động không muốn trở lại làm việc, người lao động sẽ được bồi thường thiệt hại và có thể được hưởng trợ
cấp thôi việc.Tính chất trái pháp luật ở đây được hiểu là người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không tuân theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động.Khoản tiền bồi thường được xác định tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Khoản tiền trợ cấp thôi việc được tính là: cứ 01 năm làm việc là 1/2 tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). Tuy nhiên, chỉ những người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên mới được hưởng khoản trợ
cấp này (khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động).
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp trong trường hợp này là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm: tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Như vậy, trong trường hợp này, khoảng thời gian chị M không được làm việc là 02 tháng (từ 01/01/2005 đến 01/3/2005), chị M sẽ được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại là 02 tháng lương cộng với ít nhất là 02 tháng lương nữa. Tức là, ít nhất chị M sẽ nhận được khoản tiền bồi thường thiệt hại là 02 x 800.000 đ/tháng + 02 x 800.000đ/tháng = 3.200.000 đ.
Ngoài ra, vì chị M đã làm việc ở công ty được trên 12 tháng (từ ngày
01/4/2003 đến 01/2/2005 là 01 năm 10 tháng (sẽ tính tròn là 02 năm)), chị M còn được nhận tiền trợ cấp thôi việc là 2 x 1/2 x 800.000 đ = 800.000 đ.

Câu hỏi thứ 2 – Công ty chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật trách nhiệm thế nào?

Chào luật sư! Như tiêu đề, hiện tại tôi muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi là người đại diện đứng ra ký hợp đồng bếp thầu có hiệu lực đến 1/8/2018, nhưng nay công ty sang nhượng toàn bộ địa điểm kinh doanh cho người khác mà không hề báo trước hay có khoản trợ cấp nào(trong khi nhân viên phục vụ, pha chế, tạp vụ…đều được nhận). Thưa luật sư vậy tôi có quyền khởi kiện không và kiện ở đâu?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Theo đó, anh/chị có quyền gửi yêu cầu đến Phòng lao động – thương binh và xã hội nơi Công ty có trụ sở hoặc Khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty có trụ sở để được giải quyết bảo vệ quyền lợi.

Trân trọng!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây