Bỏ trốn khi thực hiện nghĩa vụ lao động lao động công ích

nghĩa vụ lao động, lao động công ích, bỏ trốn

0
2038

Bỏ trốn khi thực hiện nghĩa vụ lao động bị xử lý như thế nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có một người bạn đi thực hiện nghĩa vụ lao động vào năm 1989. Trong khi thực hiện nghĩa vụ tại đơn vị, bạn tôi không làm nổi các nhiệm vụ mà đơn vị đề ra như đào đất, chặt mía vác mía xuống ghe… tại các nông trường nên bạn tôi đã bỏ trốn sau vài tháng. Sau đó, đơn vị có đến nhà để tìm nhưng không gặp vì đã bỏ đi làm ăn xa. Trong quá trình đi làm đến thời điểm hiện tại, bạn tôi không có hành vi vi phạm pháp luật. Xin hỏi Luật sư, cho đến thời điểm hiện nay bạn tôi có còn bị xử lý vi phạm pháp luật gì hay không? Nếu có thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay hành chính hay không? Mong được Luật sư tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT V-LAW. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT V-LAW xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988.

2. Giải quyết vấn đề:

Theo thông tin bạn cung cấp, năm 1989, bạn của bạn có tham gia nghĩa vụ lao động, sau đó có hành vi bỏ trốn. Tại thời điểm năm 1989, sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1985 và Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988.

Điều 4 Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988 có quy định:
‘Công dân có sức lao động, nam đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi có nghĩa vụ tham gia lao động công ích hàng năm.”

Điều 22 Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988 quy định như sau:
‘Người nào vi phạm các quy định về nghĩa vụ lao động công ích thì bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây ra thiệt hại thì phải đền bù theo chế độ trách nhiệm vật chất.”
Điều 23 Nghị định 56-HĐBT quy định tổ chức hoặc cá nhân không thi hành đúng theo Pháp
lệnh nghĩa vụ lao động công ích và Nghị định này thì tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà bị xử phạt như sau:
”1. Công dân không chấp hành lệnh huy động, hoặc cố ý trốn tránh thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì bị xử phạt hành chính theo một trong các hình thức:
– Cảnh cáo và bắt buộc phải thi hành nghĩa vụ lao động công ích.
– Phạt tiền ở mức gấp 3 lần tiền công một ngày ở địa phương trên mỗi ngày không làm nghĩa vụ lao động công ích.
Nếu cố tình không thi hành các quyết định xử phạt nói trên có thể bị truy tố theo điều 208 hoặc điều 209 của Bộ luật hình sự.
2. Người đã nhận tiền làm thuê cho người có nghĩa vụ lao động công ích mà không làm thì bị cảnh cáo, bị buộc phải trả lại số tiền đã nhận. Nếu vi phạm nhiều lần hoặc người nào cố ý làm sai hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì có thể bị truy tố theo điều 157 hoặc điều 209 của Bộ luật hình sự.
3. Người có chức vụ có thẩm quyền ra quyết định huy động, cán bộ làm công tác điều động, chỉ huy, quản lý và sử dụng lao động công ích làm trái những quy định về chế độ nghĩa vụ lao động công ích như huy động quá thời gian hoặc số ngày công quy định; sử dụng quỹ lao động công ích (bao gồm quỹ ngày công lao động trực tiếp và quỹ bằng tiền) không đúng mục đích; tham ô, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra lãng phí sức lao động và tài sản của Nhà nước, của nhân dân; để xảy ra tai nạn thì tuỳ mức độ mà bị xử lý theo một trong các hình thức:
– Khiển trách.
– Cảnh cáo.
– Cách chức.
Nếu vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố theo điều 209 hoặc điều 220, 221 của Bộ luật hình sự.”
Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật hình sự 1985 quy định tội làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích như sau:
”Người nào cố ý làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
Tuy nhiên trong trường hợp này phải xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự 1985, cụ thể như sau:
“1- Không truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng mà
Bộ luật quy định hình phạt từ hai năm tù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn;
b) Mười năm tù đối với các loại tội pham ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tù trên hai năm;
c) Mười lăm năm đối với các loại tội phạm nghiêm trọng.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định thì hình phạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
2- Đối với những trường hợp nói ở điểm c khoản 1 Điều này nếu có lý do đặc biệt thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và Toà án nhân dân tối cao có thể quyết định không áp dụng thời hiệu.”
Bạn chưa nói rõ trong khoảng thời gian từ năm 1989 tới nay, bạn của bạn có

bị truy nã hay phạm tội mới hay không? Nếu có bị truy nã hay phạm tội mới thì sẽ tính lại thời hiệu, bạn có thể xem thêm quy định trên để biết còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Nếu bạn của bạn không bị truy nã và không phạm tội mới thì nay đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về pháp luật hình sự của chúng tôi: 
Trân trọng cám ơn! 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây