Tư vấn về trình tự xử lí kỉ luật- sa thải người lao động

0
1226

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi công ty,Em có một số vấn đề cần công ty tư vấn.Công việc của em là bán vé máy bay,em báo giá cho khách hàng cao hơn giá niêm yết ,vẫn xuất hóa đơn với giá cao,nhưng sau đó em lại hoàn lại phần chênh lệch cho bản than.em bị công ty phát hiện ra 2 trường hợp

công ty sa thải em ngay sau khi em ký biên bản cuộc họp.trong
cuộc họp công ty có nói là họ sẽ truy hết những gì em làm từ trước đến nay xem em còn những trường
hợp nào nữa.họ sẽ kiện em ra pháp luật. biên bản viết là em lợi dung uy tính phòng vé để
làm lợi cho bản thân. công ty tư vấnluật cho em hỏi:-họ sa thải em ngay sau em ký biên bản
cuộc họp 1 ngày có đúng luật không.-họ có quyền truy thu em những khoản chênh lệch em đã làm không
vì em nghĩ tiền lệch này em thu là thu của khách chứ không phải lấy của công ty.nếu trả thì khách
hàng phải là người được nhận-ho có quyền kiện em theo luật hình sự hay luật dân sự không,nếu có thì
trong thời gian bao lâu nếu họ không kiện thì sẽ không được kiện nữaEm mong nhận được sự tư vấn Em
xin cảm ơn

Trả lời câu hỏi:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến V-Law. Về vấn đề của bạn,chúng tôi xin tư vấn như sau:

 Việc họ sa thải ngay sau
ký biên bản cuộc họp 1 ngày có đúng luật không?

Sa thải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động, đây là
hình thức xử lý kỷ luật cao nhất mà người sử dụng lao động áp dụng để xử lý đối với người lao
động.

Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định:

“Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại
Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham
dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn
cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo
pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc
họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1
Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các
thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao
động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại
Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và
người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên
bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động
theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra
quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao
động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động
phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời
hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao độn
g, Quyết định xử lý kỷ luật
lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao
động”. 

Vì pháp luật không quy định cụ thể sau
bao nhiêu ngày thì được thực hiện việc xử lý kỉ luật nên có thể hiểu rằng khi người sử dụng lao
động đã thực hiện đầy đủ các thủ tục trên thì có thể tiến hành xử lý kỉ luật đối với người vi phạm.
Do đó, dù chỉ trong 1 ngày nhưng khi công ty bạn đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục như nói
trên thì công ty có thể sa thải bạn.

Công ty không thể truy thu những
khoản chênh lệch

Theo điểm b khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì vật chứng
sẽ được xử lý: “Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị
người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp thì sung quỹ Nhà nước”.

Những khoản chênh lệch trên là số tiền
bạn có được từ khách hàng chứ không phải chiếm đoạt tài sản của công ty. Do đó, công ty
không thể truy thu những khoản chênh lệch bạn đã có được từ khách hàng, số tiền đó công ty có thể
thu lại để hoàn trả cho khách hàng. Tuy nhiên, vì bạn đã xuất hóa đơn với giá cao hơn giá
niêm yết nên bạn sẽ phải hoàn lại cho công ty phần thuế mà phát sinh từ việc xuất hóa đơn cao hơn
đó.

Tội danh bạn có thể phải
chịu

Vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ rõ ràng nên chúng tôi không
thể tư vấn chính xác cho bạn được. Theo như những gì bạn đã cung cấp thì hành vi của bạn
không đủ để cấu thành tội phạm theo quy định của luật hình sự, do đó bạn không phạm
tội.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể dự trù trong khả năng thông tin bạn đưa
ra là bạn có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bộ luật hình sự quy định về

tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản

:

…”Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người
khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội
chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Tùy việ vào từng trường hợp có thể để xác định trong trường hợp này
bạn hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người
quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó thông qua việc
xuất hóa đơn với giá cao hơn giá niêm yết.

Ý thức chiếm đoạt có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt.
Thủ đoạn gian dối có trước khi giao tài sản giữa người bị hại và người phạm tội.

Khách thể là quyền sở hữu tài sản
của người khác.

Chủ thể là bất cứ người nào có năng
lực trách nhiệm hình sự.

Do đó, nếu thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên thì bạn có thể sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự thì thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự được quy định:

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật
này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như
sau:

a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm
trọng;

d)  Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.

…..
Tùy vào tội danh của bạn mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ khác nhau.

Về việc như thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bạn có thể xem ở Điều 8
Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung 2009.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trình tự xử lí kỉ luật-
sa thải người lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui
lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây