Người lao động có được tự do chuyển nhượng cổ phần

0
1232

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Công ty tôi hiện là công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, dự kiến sẽ cổ phần hóa với phương án nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ vào tháng 11/2015.

Người lao động sẽ được
mua cổ phần với giá ưu đãi theo số năm công tác. Vậy xin luật sư cho hỏi: Số cổ phần này người lao
động có được tự do chuyển nhượng tại thời điểm cổ phần hóa không? Hay phải sau bao lâu mới
được chuyển nhượng cho người khác? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã
tin tưởng và gửi thắc mắc tới V-Law chúng tôi. Với những thông tin mà bạn cung cấp,
chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau

Khi công ty TNHH được
cổ phần hóa thì cổ phần ưu đãi được bán cho người lao động tuân theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP như
sau:

Điều 48.
Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần
hóa

“1. Người lao động
có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ
phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán
bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán
thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến
lược trước).

2. Người lao động
có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ
phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp
trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:

a) Mua thêm theo
mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ
phần cho một người lao động.

Riêng người lao
động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được
mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không
quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình
độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp
trước khi cổ phần hóa.

b) Giá bán cổ phần
ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu
thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất
cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược
trước).

c) Mỗi một người
lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều
này.

d) Số cổ phiếu ưu
đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ
thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.

Trường hợp công ty
cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất
việc theo quy định của Bộ luật Lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm
sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh
nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên
thị trường.

Trường hợp người
lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần
toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt
quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa”

Như vậy, sau khi người
lao động mua cổ phần của công ty thì đồng thời làm chủ sở hữu của công ty cổ phần. Các quy định về
việc chuyển nhượng cổ phần sẽ tuân theo những quy định về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ
phần mà luật doanh nghiệp 2014 quy định. Cụ thể như sau:

Điều 126.
Chuyển nhượng cổ phần

“1. Cổ phần được tự do
chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy
định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng
cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương
ứng.

2. Việc chuyển nhượng
được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng
và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao
dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định
của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông
là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của
công ty.

4. Trường hợp cổ phần
của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị
truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân
sự.

5. Cổ đông có quyền
tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả
nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công
ty.

6. Trường hợp cổ đông
chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận
số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

7. Người nhận cổ phần
trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin
của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ
đông”

Như vậy, theo quy định
tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 thì việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần chỉ đặt ra đối với cổ
đông phổ thông. Sau khi trở thành cổ đông của công ty cổ phần được cổ phần hóa tù công ty TNHH nhà
nước thì người lao động được tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp
luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Người lao động có được tự do chuyển nhượng cổ phần . Nếu còn vướng mắc, chưa
rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây