Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội thì xử lý thế nào?

0
1261
Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội thì
sẽ phải xử lý như thế nào? Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.


1. Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội
ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội  không trùng
nhau

Quyết định số 959/2015/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y
tế.

Điều 46. Cấp và quản lý sổ
BHXH

5.1.  Một người có từ 2 sổ 
BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH  không trùng nhau thì
cơ quan BHXH thu hồi tất cả các s
 BHXH, hoàn chnh lại cơ
sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào s
 mới.
S
 sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm
nh
t.

Như vậy, trong trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm
xã hội ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp
lại sổ bảo hiểm, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội của các sổ
bảo hiểm xã hội vào sổ mới. Số sổ bảo hiểm xã hội cấp lại là số của sổ bảo hiểm xã hội có
thời gian tham gia bảo hiểm sớm nhất.

2. Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội
ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng
nhau

Quyết định 1947/2011/QĐ-BHXH về việc thực hiện nghiệp vụ công
tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định về
việc xử lý đối với trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội ghi thời gian đóng bảo hiểm
xã hội trùng nhau như sau:

– Trường hợp người lao động có thời gian đóng trùng từ ngày
01/01/2012: thực hiện thoái trả cho nơi có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có mức lương
thấp hơn hoặc thời gian ngắn hơn.

– Trường hợp người lao động có thời gian đóng trùng trước
ngày 01/01/2012: thực hiện thu tại đơn vị nơi người lao động làm việc chính (đơn vị người lao động
hiện đang làm việc), thoái trả cho đơn vị còn lại (đơn vị cũ) thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội nơi
đang quản lý đơn vị cũ. Trường hợp cá biệt nếu đơn vị cũ đã giải thể, phá sản hoặc ở tỉnh khác,
hoặc thời gian thoái trả ngắn (từ 3 tháng trở xuống), có thể giải quyết thoái trả tại đơn vị người
lao động hiện đang làm việc.

 

1900.6198

+ Thẩm quyền giải quyết hoàn trả: Giám đốc bảo hiểm xã
hội huyện hoặc Trưởng phòng Thu giải quyết đối với trường hợp đơn vị đề nghị đúng theo quy
định. Trường hợp không đúng quy định trên báo cáo Giám đốc bảo hiểm xã  hội Thành phố xem xét,
quyết định.

Trường hợp cá biệt cả đơn vị cũ và đơn vị mới không đề nghị,
hướng dẫn người lao động có đề nghị bằng văn bản, bảo hiểm xã  hội nơi đang quản lý người lao
động thực hiện điều chỉnh giảm thời gian đóng trùng sau khi có ý kiến của Giám đốc bảo hiểm xã
hội Thành phố.

– Tỷ lệ thoái trả: tính theo tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm
xã hội dài hạn và bảo hiểm thất nghiệp nếu chưa xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất
nghiệp, trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu từng thời điểm theo quy định. Trường hợp đã xác nhận
thời gian tham gia

bảo
hiểm thất nghiệp
chỉ được thoái thu quỹ hưu trí, tử
tuất.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có
liên quan khác của V-Law

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý
khách hàng vui lòng liên hệ

hoặc gửi thư về địa chỉ

——————-

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA V-Law

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây