Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

0
1809

Nội dung tư vấn:

Thưa luật sư:  Tôi

là lao động tự do.Tôi có người em gái đã đi làm được nhiều năm lần gần đây là làm việc cho
công ty sản xuất hoá chất, đã được gần 3 năm, vì em tôi có việc gia đình đột xuât nên không thẻ
tiếp tục đi làm và đã có báo trước 2 tuần nhưng công ty không cho nghỉ.Vấn đề tôi hỏi là em gái tôi
từng ký hợp đồng lao động có thời hạn là 6 tháng và từ khi hết hợp đồng lao động đến nay vẫn chưa
được ký thêm lần nào và công ty cũng không có thông báo gì, vì quen công việc nên em tôi vẫn tiếp
tục làm ở đây. Giờ xin nghỉ thì công ty bảo sẽ kiện em tôi vi phạm hợp đồng lao động và phải nộp
phạt,  không được chốt và trả lại sổ bảo hiểm.Vậy xin hỏi luật sư: Em tôi có vi phạm gì về hợp
đồng lao động và như thế nào nếu vi phạm.Hay công ty đó đã vi phạm gì về việc sử dụng người lao
động.Mong sớm nhận được giải đáp của luật sư.Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn
đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khi em gái bạn ký hợp đồng lao động có thời hạn là 6 tháng
thì đây là lại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhât định có
thời hạn dưới 12 tháng theo khoản c điểm 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ). Tuy
nhiên sau khi hết hạn hợp đồng mà em bạn vẫn làm việc thì căn cứ vào khoản 2 điều 22
BLLĐ thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn thì hai bên
phải ký kết hợp đồng lao động mới, do hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới nên
hợp đồng cũ sẽ trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24
tháng.

Khi em gái bạn nghỉ việc thì theo thông tin bạn cung cấp,
chúng tôi có thể hiểu em gái bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do
” Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”
(căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012). Theo đó, người lao động có nghĩa vụ báo
trước ít nhất 30 ngày do là hợp đồng lao động xác định thời hạn (theo điểm b khoản 2
Điều 37 BLLĐ). Do đó, nếu em gái bạn mới báo trước 2 tuần thì đã thuộc trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Căn cứ vào Điều 43 BLLĐ thì khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái luật vì vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì
em gái bạn có những nghĩa vụ sau:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử
dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường
cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, do vi phạm quy định về thời hạn báo trước nên bạn
phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền
lương của em gái bạn trong những ngày không báo trước. Việc công ty không chốt và trả
sổ bảo hiểm xã hội là không phù hợp theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014
như sau:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp
luật.”

Như vậy, trong trường hợp này khi em gái bạn không báo trước cho công
ty khi nghỉ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định nêu trên, tuy nhiên, mặc dù
bạn có vi phạm về thời gian báo trước nhưng Công ty vẫn có nghĩa vụ phải chốt và trả sổ BHXH
cho bạn, nếu công ty không trả sổ BHXH cho bạn thì bạn có quyền kiến nghị gửi đến Phòng Lao động
thương binh và xã hội hoặc khởi kiện để giải quyết chế độ cho bạn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây