Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép, bị phạt thế nào?

0
1114

Do đặc thù của ngành nghề, nhiều doanh nghiệp Việt đã tuyển thêm lao động nước ngoài. Điều đáng nói, pháp luật quản lý khá chặt chẽ việc sử dụng những lao động này, đơn cử như lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động.

 lao động nước ngoài
Luật sư tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

– Điều kiện lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2012, lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ 04 điều kiện dưới đây:

(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

(ii) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

(iii) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

(iv) Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp: Là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn; Là thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam; Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ; Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được; Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam (Người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh); Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

– Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị phạt thế nào?

Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ mức xử phạt vi phạm liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

Đối với doanh nghiệp

Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực với các mức:

(i) Từ 30 – 45 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người;

(ii) Từ 45 – 60 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 20 người;

(iii) Từ 60 – 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 21 người trở lên.

Đối với người lao động

Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với lao động nước ngoài có một trong các hành vi:

(i) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

(ii) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Ngoài việc bị phạt tiền, lao động nước ngoài còn bị trục xuất khỏi Việt Nam khi không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây