Vi phạm và xử lý vi phạm quy định về sử dụng lao động nữ

0
1204

 

Vi phạm và xử lý vi phạm quy định về sử dụng lao động nữ

Vi phạm và xử lý vi phạm quy định về sử dụng
lao động nữ. Quy định xử phạt hành chính đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định
sử dụng lao động nữ.


Luật sư tư vấn:

 

Lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn lao động xã
hội, chức năng làm mẹ của người phụ nữ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sự hình thành và phát
triển nhân cách của các thế hệ công dân trong tương lai. Những quy định của pháp luật về lao động
nữ thể hiện qua các vấn đề như thái độ đối xử của người sử dụng lao động đối với lao động nữ, tuyển
dụng, học nghề, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiệm
xã hội…

Căn cứ Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:“Vi phạm quy định về lao động

nữ:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây:

a) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại
diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động
nữ;

b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong
thời gian hành kinh.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban
đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ
06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi;

b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm
giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định
tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Lao động;

c) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con
dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;

d) Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại
làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ
luật Lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang
trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ
trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt
động;

g) Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử
dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật Lao động.”

Theo như quy định trên, các hành vi của người sử
dụng lao động vi phạm quy định về lao động nữ bị xử phạt vi phạm hành chính bao
gồm:

– Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại
diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động
nữ.

• Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong
thời gian hành kinh.

– Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm
và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06
nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi.

– Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm
giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định
tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Lao động;

– Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con
dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày.

– Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại
làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ
luật Lao động.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang
trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ
trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt
động.

– Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử
dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật Lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây