Vi phạm bình đẳng giới trong lao động

0
1724

Vi phạm bình đẳng giới trong lao động. Có được lựa chọn, tuyển dụng lao động có sự phân biệt là lao động nam hay nữ không?

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về bình đẳng giới trong lao động

Khái niệm bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới cần nhận được những đối xử bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi…Điều 13 Luật bình đẳng giới năm 2006 đã quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: “1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. 2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đều phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ trong tuyển dụng và sử dụng lao động. Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới.

Tuy nhiên, so với quy định pháp luật, thực tiễn hiện nay sự không bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ vẫn còn tồn tại. Cụ thể: Về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng: Về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng người lao động theo Bộ luật lao động năm 2019 quy định việc tuyển dụng nam, nữ trong các nghề là bình đẳng. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghề mà pháp luật không cấm, trên thực tế vẫn thấy rằng nữ lao động vẫn không được tuyển dụng nhiều hơn nam. Về tiền lương và thu nhập: do tiền lương và tiền công phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế nên vấn đề này đã bảo đảm được tính công bằng không có sự phân biệt đối xử về giới. Tuy nhiên, trung bình tiền lương chính của lao động nữ vẫn thấp hơn so với lao động nam do nữ giới có trình độ trung bình thấp hơn so với nam giới nên phải làm những công việc có lương thấp hơn so với nam. Về chính sách bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác: pháp luật không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, nhưng vẫn còn sự bất bình đẳng trên thực tế. Tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân giữa nam và nữ đều thấp hơn tuổi quy định và có sự chênh lệch giữa nam và nữ.

Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lao động

Những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm các hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật bình đẳng giới năm 2006 như sau:

(i) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

(ii) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;

(iii) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;

(iv) Không thực hiện quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

Xử phạt hành chính hành vi vi phạm về bình đẳng giới

Trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình có thẩm quyền xử phạt theo Quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới như sau:

Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới.

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới.

Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây