Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả trong thực tiễn về tai nạn lao động

0
4838

Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Bởi mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ảnh vào đầu óc con người. Bài viết dưới đây sẽ vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay.

tai nạn lao động là gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nội dung phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.

Một số điểm khác biệt giữa nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện, cụ thể nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. Điều kiện là hiện tượng cần thiết đểnguyên nhân phát huy tác động, trên cơ sở đó gây ra một biến đổi nhất định.

Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề tai nạn lao động

Phạm trù nguyên nhân trong hoạt động thực tiễn về tai nạn lao động là sự tác động lẫn nhau giữa người lao động, người sử dụng lao động, kĩ thuật và cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời là sự tác động giữa các mặt về lợi ích kinh tế của chủ lao động.. gây ra những kết quả là tai nạn lao động xảy ra. Cụ thể là:

Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động là do sự tác động của người sử dụng lao động với người lao động, như không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động; không có quy trình, biện pháp an toàn lao động; Do tổ chức lao động chưa hợp lý; không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động vì lợi ích kinh tế mà giảm thiểu tối đa thiết bị bảo hộ lao động hay thiết bị không đảm bảo an toàn lao động mà chỉ mang tính hình thức,…

Nguyên nhân từ người lao động như người lao động vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; hay thiếu hiểu biết về các thiết bị và quy định an toàn;..

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động có thể từ cơ quan quản lý nhà nước: Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động hiện nay đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác an toàn vệ sinh lao động còn chưa triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về an toàn vệ sinh lao động dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn – vệ sinh lao động và nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao.

Phạm trù kết quả trong vấn đề tai nạn lao động

Phạm trù kết quả trong hoạt động tai nạn lao động là bất kì biến đổi nào dẫn đến tổn thương cho bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình laođộng, gắn liền với việc thực hiện công việc lao động mà do những nguyên nhân từngười lao động, người sử dụng lao động… gây ra.

Bạn có thể tham khảo thêm quy định pháp luật về tai nạn lao động

Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả đối với vấn đề tai nạn lao động 

Trong thực tiễn khi tai nạn lao động xảy ra cần tôn trọng tính khách quan, tất yếu của mối liên hệ nhân quả mà không được tách rời thế giới hiện thực thì mới có phương hướng giải quyết hậu quả. Muốn cho tai nạn lao động không xảy ra thì phải làm mất đi những nguyên nhân đã sinh ra nó. Chẳng hạn như phải loại bỏ nguyên nhân “chủ lao động không trang bị thiết bị an toàn lao động” bằng việc “chủ lao động chủ động huấn luyện bài bản các biện pháp an toàn và trang bị thiết bị cho người lao động”. Đồng thời, phải biết các định đúng nguyên nhân (do tác động từ ai, như thế nào,..) bằng việc phân tích, báo cáo, tổng hợp,.. để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Nguyên nhân có thể tác động trở lại kết quả, do đó trong khi tai nạn lao động xảy ra cần khai thác, tận dụng những dẫn chứng từ kết quả để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, nhằm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra như những hoạt động tích cực của bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang thực hiện hiện nay.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực lao động hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây