Chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

0
1298
Chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao
động. Trình tự, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động.


Bảo hiểm xã hội (BHXH) về tai nạn lao động (TNLĐ) ở nước ta
luôn được xác định là một trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH, với mục đích bảo đảm cho người
lao động trong quá trình tham gia lao động bị TNLĐ được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và
khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định
cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao
động.

1, Chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao
động

Theo quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người
lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau
đây:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm
việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực
hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn
quy định tại khoản 1 Điều này”.

Khi người lao động không may xảy ra sự cố tai nạn lao động mà
có đủ các điều kiện nêu trên thì người lao động được hưởng các khoản trợ cấp sau theo quy định của
Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:

a, Trợ cấp một lần: Áp dụng cho người
lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp với mức hưởng được tính như sau: (căn cứ Khoản 2, Điều 46 Luật bảo hiểm xã hội
2014)

+ Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối
thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; ngoài
khoản trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó
cứ thêm mội năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

+ Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy
định, thân nhân còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu
chung.

b, Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho
người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên với mức hưởng được tính như sau: (căn cứ Khoản
2, Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức
lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
ngoài khoản trợ cấp trên, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng
bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã
hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

+ Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm
thần thì ngoài mức hưởng nêu trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng
mức lương tối thiểu chung (Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng người
lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương
tật hoặc bệnh tật tái phát thì thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận
của Hội đồng Giám định y khoa.

c, Các quyền lợi
khác:

– Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hàng tháng được hưởng các quyền lợi sau:

+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do
quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội,
ngoài hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu
trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.

–  Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật,
bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng như sau:
(Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

+ 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại
nhà).

+ 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập
trung).

– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị
tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên
đại và phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật như: chân, tay giả; mắt giả; răng giả; xe lăn,
xe lắc; máy trợ thính…(căn cứ Điều 49 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

2, Trình tự, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn
lao động.

Trình tự thực
hiện:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho
người sử dụng lao động.

Bước 2: Người sử dụng lao động tập
hợp hồ sơ từ người lao động, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để nộp cho tổ chức BHXH nơi người sử
dụng lao động đóng BHXH.
Bước
3:

+ BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động
chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử
dụng lao động theo quy định;

+ BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện hoặc từ
người sử dụng lao động; giải quyết và trả hồ sơ đã giải qu yết cho BHXH huyện hoặc người sử dụng
lao động theo quy định.

3, Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao
động.

– Sổ bảo hiểm xã hội đã xác định đóng BHXH đến tháng liền kề
trước tháng bị TNLĐ.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử
dụng lao động

– Biên bản điều tra TNLĐ.

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có
thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an, hoặc cơ quan điều tra hình sự quân
đội, hoặc giấy xác nhận của UBND xã (phường) nơi xảy ra tai nạn. Ngoài ra, nếu bị tai nạn giao
thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì có thêm bản
sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.

– Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật ổn
định.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội
đồng Giám định y khoa.

Cơ quan thực hiện chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn lao
động là cơ quan BHXH cấp huyện, cấp tỉnh.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây