Nghỉ việc từ năm 1996 và không được công ty trả sổ bảo hiểm xã hội, vậy làm thế nào để lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm xã hội? Nội dung tư vấn như sau
Nội dung tư vấn:
Xin chào Luật Sư. Em có 1 vài thắc mắc muốn gửi đến Luật Sư,
mong Luật Sư giải đáp cho em ạ. Mẹ em làm việc ở 1 xí nghiệp được 1 năm, sau đó xin nghỉ việc, mẹ
em có yêu cầu công ty cho nhận sổ BHXH để nhận tiền BHXH nhưng công ty nói khi nào mẹ em làm công
ty mới thì người ta sẽ chuyển sổ qua công ty đó. Nhưng từ khi mẹ nghỉ việc ( 1996 ) đến nay mẹ
không làm công ty nào khác mà theo luật thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả sổ BHXH
cho người lao động. Vậy cho em hỏi, cần làm những gì để nhận được sổ bảo hiểm xã hội và nhận tiền
BHXH? Thời gian nghỉ việc đã lâu có ảnh hưởng gì đến việc nhận tiền không? Em xin cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến V-law chúng
tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Thứ nhất, về việc lấy lại sổ bảo hiểm xã hội.
Do mẹ bạn nghĩ việc từ năm 1996 nên sẽ áp dụng những quy định pháp luật trong
thời kỳ đó. Căn cứ thep Bộ luật lao động năm 1994 có quy định về trách nhiệm của
người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
“Điều 42.
1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp
thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
…”
“Điều 43.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh
toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài
nhưng không được quá 30 ngày.
…
Người sử dụng lao động ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào sổ lao động và có trách
nhiệm trả lại sổ cho người lao động. Ngoài các quy định trong sổ lao động, người sử dụng lao động
không được nhận xét thêm điều gì trở ngại cho người lao động tìm việc làm mới.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc công ty không trả sổ BHXH cho mẹ bạn là trái với
quy định của pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, mẹ bạn cần gửi đơn đề nghị công ty hoàn tất các thủ tục xác nhận và
trả sổ bảo hiểm xã hội đồng thời có thể thông qua ban chấp hành công đoàn của công ty hoặc
khiếu nại với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động hoặc tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm Điều
lệ bảo hiểm xã hội
để được hỗ trợ giải quyết.
Về việc nhận tiền bảo hiểm xã hội.
Sau khi công ty chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do mẹ bạn đóng bảo hiểm
xã hội từ trước năm 1996, tùy từng thời kỳ và từng công việc thì việc mẹ bạn đóng
tiền thời kỳ đó có được coi là đóng tiền bảo hiểm xã hội không, bạn có thể căn cứ
vào các đối tượng chúng tôi nêu dưới đây để xác định mẹ mình có thuộc trường hợp áp
dụng chế độ bảo hiểm xã hội trong thời kỳ đó không. Căn cứ vào Nghị định 12/CP ngày
26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 3: Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ bảo hiểm theo quy định
của Điều lệ này.
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
có sử dụng từ 10 lao động trở lên;
Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế
xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ
trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác;
Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự
nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ
trang;
Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
từ Trung ương đến cấp huyện;
Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm
việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;
Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng
tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
Nếu mẹ bạn thuộc một trong các đối tượng trên thì sẽ được nhận tiền bảo hiểm xã
hội. Do mẹ bạn nghỉ từ năm 1996 nên số tiền bảo hiểm mẹ bạn có thể được nhận sẽ
tính theo mức lương thời kỳ mà bác nhận được khi còn đi làm vào trước năm 1996.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng
mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi –
Số điện thoại liên hệ:
1900.6198
để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.