Vai trò của luật lao động, một số điểm cần lưu ý

0
3849

Luật lao động là vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người và xã hội loài người. Người lao động cũng là lực lượng quan trọng nhất trong xã hội vì họ tạo ra hầu hết các giá trị vật chất và tinh thần, quyết định sự phát triển xã hội. Vì vậy, những quy định điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực lao động cũng là bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Luật lao động thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực lao động 

Trước hết, luật lao động đảm nhiệm vai trò quan trọng chung của pháp luật, đó là sự thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực lao động xã hội. Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Hệ thống các quy định của luật lao động đã cụ thể chủ trương này để có thể thực hiện trong cuộc sống, trở thành công cụ pháp lý cho phép, mở đường cho các quan hệ lao động mới hình thành. Thị trường sức lao động phát triển khi luật lao động ghi nhận quyền tự do việc làm và tự do tuyển dụng lao động, các bên được thỏa thuận tiền lương căn cứ vào giá trị sức lao động và tương quan cung cầu lao động của thị trường. Trong từng giai đoạn, các quy định của luật lao động được sửa đổi, bổ sung cũng là để thực hiện chủ trương của Đảng, mở rộng quyền tự do cho các bên, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống người lao động, từng bước phát triển kinh tế. Từ đó, luật lao động còn là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết thị trường lao động.

Luật lao động hỗ trợ thị trường bằng chế độ bảo hiểm

Bên cạnh đó, luật lao động còn hỗ trợ cho thị trường bằng các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội thống nhất và ghi nhận sự bảo trợ từ ngân sách cho quỹ bảo hiểm; duy trì hệ thống dịch vụ công về việc làm và các nguồn quỹ hỗ trợ cần thiết cho vấn đề việc làm; hỗ trợ việc đào tạo nghề qua quy định về hệ thống các trường công lập. Các quy định của luật lao động đều nhằm điều tiết thị trường lao động, rõ nét nhất là quy định về lương tối thiểu, về điều kiện người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam…

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;

(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;

(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;

(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;

(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;

(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;

(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;

(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây