Tư vấn về vấn đề tiền lương khi chấm dứt hợp đồng lao động

0
1220

Tôi làm việc bán thời gian tại nhà hàng nên không có hợp đồng lao động. Giờ tôi đã nghỉ việc mà nhà hàng chưa trả lương.Theo quy định thì trả lương làm 2 đợt là ngày 10 và ngày 24 hàng tháng

Câu hỏi tư vấn:

Tôi làm việc bán thời gian tại nhà hàng nên không có hợp đồng lao
động. Giờ tôi đã nghỉ việc mà nhà hàng chưa trả lương.Theo quy định thì trả lương làm 2 đợt là ngày
10 và ngày 24 hằng tháng. Tôi nghỉ từ cuối tháng 11/2015, hẹn tôi ngày 20/12/2015 lên nhận, sau đó
lại hẹn 28/12/2015, cuối là hẹn 30/12/2015. Trễ lương như vậy thì tôi phải làm như thế nào mới được
nhận ạ. Đồng nghiệp tôi cũng gặp trường hợp giống tôi.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới V-LAw của chúng tôi.
Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:Về hình thức của hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012 hợp đồng lao
động phải được giao kết bằng văn bản trừ hợp việc làm có tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng có thể
giao kết bằng lời nói. Vì vậy hợp đồng lao động của bạn phải được ký kết bằng văn bản, đây là hình
thức pháp lý giúp người lao động có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất.

Căn cứ vào Điều 200 Bộ luật lao động 2012, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân là:

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

Do hợp đồng của bạn không được ký kết bằng văn bản cho nên rất không có căn cứ pháp lý để bạn đòi
quyền lợi hợp pháp của mình. Trước tiên bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc
trả lương cho mình. Nếu vẫn không được trả lương bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc tòa
án nhân dân giải quyết quyền lợi của mình.

Hòa giải viên lao động sẽ do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cử. Và thời hiệu yêu cầu giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động:

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là
06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát
hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi
phạm
.”

Nếu đồng nghiệp bạn cũng ở trường hợp tương tự thì bạn có thể cùng đồng nghiệp trực tiếp thỏa thuận
với người sử dụng lao động, bởi nhiều người cùng hợp sức lại thì bao giờ cũng tạo sức ép hơn đối
với người sử dụng lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về vấn đề tiền lương khi
chấm dứt hợp đồng lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây