Tư vấn về rút ngắn thời giờ làm việc cho người lao động cao tuổi

0
1220

Nội dung câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi có 1 vấn đề mong tư vấn từ luật sư ạ. Công ty tôi
đang làm hiện nay có một số lao động cao tuổi đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục giữ lại làm việc tại
công ty. Theo như khoản 2 điều 166 Bộ luật lao đông 2012 có ghi ” người lao động cao tuổi được rút
ngắn thời gian làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Nên công
ty bắt đầu áp dụng cho người lao động cao tuổi hưởng chế độ nghỉ 1 tiếng /ngày. Nhưng trong bộ luật
lao động không quy định có trả hay không lương chế độ này cho người cao tuổi. Vậy nếu công ty không
trả lương chế độ này mà chỉ cho nghỉ 1 tiếng thì có vi phạm luật không ạ? Nếu bắt buộc phải trả thì
có những trường hợp đã tới tuổi nghĩ hưu lâu rồi nhưng không được hưởng chế độ mà bây giờ mới bắt
đầu tính, thì có phải quay ngược lại trả lại chế độ cho họ không? Mong sớm nhận được tư vấn từ luật
sư Cám ơn

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu
tư vấn đến V-Law, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Bộ luật lao động 2012 quy định về lao động cao tuổi như sau:

“Điều 166. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi
theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng
ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn
thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”

Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao
động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động có hướng dẫn cụ
thể như sau:

“Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với
người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu”

Điều này có nghĩa là, trên thực tế người lao động cao tuổi có thời
gian làm việc rút ngắn đi 1 tiếng nhưng vẫn được tính thời gian làm việc đầy đủ như những lao động
bình thường khác. Thời gian làm việc rút ngắn 1h này được tính vào thời giờ làm việc được hưởng
lương.

Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày
7/10/2015 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  có quy định:

 “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ
chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;

b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong
năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;”

Với hành vi không đảm bảo cho người lao động cao tuổi được hưởng đủ
lương và nghỉ ngơi trong giờ làm việc, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như quy định trên.
Ngoài ra, công ty nên chủ động thương lượng, hòa giải và bồi thường cho những lao động cao tuổi
không được hưởng chế độ trên nếu không muốn bị NLĐ khởi kiện tại Tòa lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198


để được hỗ trợ kịp thời.

CV tư vấn: Hà Diệu Nhung – Luật Việt

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây