Tư vấn về hưởng lương trong thời gian nghỉ tai nạn lao động

0
1212

Nội dung yêu cầu tư vấn:

Kính gửi: Quý Luật sư Tôi làm việc tại Công ty TNHH có tham gia BHXH, BHTN, BHYT, trên đường đi công tác bằng xe gắn máy về cơ quan (Lúc 17g30′ cách cty khoảng 01km do trời mưa trơn nên tôi thắng gấp trượt ngã.

Hậu quả là tôi bị chấn thương ở bàn chân trái (gãy xương ngón chân
thứ 4 và đứt gân co dũi của ngón chân 4, ngón chân 5 phải phẩu thuật 03 lần: Lần 1: nối gân + nẹp
Inox do xuong gãy (03 que Inox); Mổ lần 2: mổ ghép da mu bàn chân và mổ lần 3 là lấy 3 que Inox. Bộ
phận lao động bảo tôi gom chứng từ và ho làm chế độ tai nạn cho toi gồm 02 phần:

1- Thanh toàn bảo hiểm tai nạn

2- Làm hồ sơ vế tai nạn lao động (giám dịnh tỷ lệ thương tật). Tôi
thắc mắc tại sao trong giấy ra viện co ghi đề nghi nghỉ 10 ngay và sau đo toi tái khàm BS có làm
giấy cho tôi nghỉ hưởng lương BHXH là 21 ngày.

Như vậy tổng cộng BS đề nghi cho tôi nghi là 31 ngày nhưng sao họ
không làm thủ tục cho BHXH chi trả lương số ngày nghỉ này cho tôi? Họ làm vậy là đúng hay sai,
Tôi có được hưởng lương BHXH lúc nghỉ dưỡng thương này không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới V-Law, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường
hợp bạn bị tai nạn lao động

Tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động.”

Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định Điều kiện hưởng chế độ
tai nạn lao động:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng
văn bản trực tiếp quản lý lao động;

…”

Trường hợp này bạn đang trên đường thực hiện công việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động nên bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều
trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không
nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao
động;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của
chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm
khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng,
phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám
định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công
bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ
cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy
định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.”

Như vậy, trong thời gian bạn điều trị tai nạn lao
động, bạn sẽ được người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí viện phí từ khi sơ cứu đến khi
cấp cứu, điều trị ổn định, đồng thời được người sử dụng lao động bối thường hoặc trợ cấp theo quy
định tại Khoản 4, khoản 5 điều luật trên. Trong thời gian nghỉ ta nạn lao động, người lao động vẫn
được trả lương theo hợp đồng lao động.

Thứ hai, chế độ tai nạn lao động

Bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên sẽ được hưởng
chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Nên có thể
có 2 trường hợp:

– Trường hợp bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được
hưởng trợ cấp một lần theo Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở,
sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước
tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động
ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm
việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được
hưởng mức trợ cấp hàng tháng Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động.

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ
sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm
mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng
bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay
trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc
thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến


1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng !

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây