Tư vấn về chế độ thai sản khi đã hết hạn hợp đồng lao động

0
1160

Nội dung câu hỏi:

Tôi hiện đang làm việc cho một công ty giày với hợp đồng lao động 12 tháng: 1/7/2015 đến 1/7/2016. Trong thời gian hợp đồng công ty đóng đầy đủ BHXH cho tôi. Hiện tôi mang thai 2 tháng (được tính từ ngày 1/2/2016), nếu đến khi hết hạn hợp đồng (vào ngày 1/7/2016) mà công ty không cho ký lại hợp đồng mới (tức là bị thôi việc, không tiếp tục đóng BHXH được nữa) thì khi tôi sinh con có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu, V-Law xin tư vấn cho bạn như sau:

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 có quy định về điều kiện hưởng chế độ
thai sản như sau:

Về điều kiện để được hưởng chế độ thai sản:

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ
đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Theo thông tin bạn cung cấp thì thời điểm bạn mang thai được tính từ ngày 1/2/2016 nên thời
gian dự sinh sẽ là tháng 11/2016. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì chỉ
cần trong thời hạn 12 tháng trước ngày sinh bạn có tham gia đóng bảo hiểm xã hội ít nhất
6 tháng là chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Nghĩa là trong khoảng thời hạn từ tháng 11/2015
đến ngày 11/2016 bạn có đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng. Nếu bạn làm việc đến khi
hết hợp đồng lao động với công ty là ngày 1/7/2016 thì dù bạn không tiếp tục làm việc tại công ty
và tạm dừng đóng bảo hiểm thì đến khi bạn sinh bạn vẫn đủ điều kiện để được hưởng chế độ
thai sản.

 Về mức hưởng chế độ thai sản:

Theo Điều 39 Luật Bảo
hiểm xã hội 2014 có quy định:

” Điều 39.

Mức hưởng chế độ thai sản


1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của
Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng
trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ
06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6
Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã
hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được
tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định
tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37
của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30
ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính
là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo
hiểm xã hội.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về chế độ thai sản khi đã
hết hạn hợp đồng lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây