Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động

0
1245
Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?


Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo
công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người
lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
(Luật bảo hiểm xã hội 2006), Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định khác, theo đó người làm việc theo
hợp động có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 3 tháng cũng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội.

Theo đó tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về
đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của
người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời
hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác
khác trong tổ chức cơ yếu;

Như vậy đã có sự khác biệt cơ bản giữa quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và .

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây