Trách nhiệm doanh nghiệp đối với người lao động khi không đóng bảo hiểm xã hội

0
1187
Trách nhiệm doanh nghiệp đối với người lao
động khi không đóng bảo hiểm xã hội. Trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm cho người lao
động.


Luật sư tư vấn:

 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

 

+ Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo
hiểm xã hội.

+ Đóng bảo hiểm xã hội theo  và hằng tháng trích từ tiền lương của
người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã vi
phạm quy định về bảo hiểm đối với trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho
người lao động như sau:

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá
75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa
đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm.

– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội
trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3

Điều 26
.

Như thế, trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng tiền bảo hiểm
cho người lao động thì người sử dụng lao động phải đóng toàn bộ số tiền chưa đóng cho cơ quan bảo
hiểm cộng với tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng.

 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng
đài:
 1900.6198

Đối với trường hợp người lao động rơi vào trường
hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người
lao động thì ngoài trách nhiệm ở trên, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng
với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.Việc chi trả
có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên (khoản 2 Điều 145 Bộ luật lao
động 2012).

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây