Trách nhiệm của công ty khi NLĐ bị tai nạn lao động?

0
1266

Em nhờ luật sư giúp em,việc là như thế này.Em trai em năm nay sinh năm 1993, vào làm công ty xây dựng đươc 1 thời gian ngắn.nhưng có bảo hiểm tai nạn do công ty đóng.hiện đang làm khâu lắp ráp sắt trong công trình.

 Vào 1 buổi trưa,đang làm ở công
trình xây dựng, đang làm việc dưới tháp sắt.1 sếp nam tên A sai em trai em trèo lên tháp sắt cao
7-8 mét để cột gốc sắt cố định vào dàn thép.em trai em trèo lên và đứng cột. Ở phía dưới thì 1 sếp
nam tên B kêu 1 lính tháo dây trụ đỡ sàn,vị trí sàn em trai em đang đứng để làm việc. Hậu quả là em
trai em bị rớt dàn xuống đất khi đang làm việc trên cao. 2 sếp có đứng ra chịu trách nhiệm và hứa
là công ty sẽ lo tất cả chi phí tai nạn này. Em trai em té bị gãy xương đầu gối,không biết đứt dây
chằng chân không,tại đợi chụp imray chân. Sau khi chuyển vào bệnh viện đa khoa long khánh thì bác
sĩ bảo mổ chân không được vì không có thiết bị trợ tim,bác sĩ bảo em trai em bị bệnh tim. Nhưng từ
bé giờ gia đình em không biết em trai em bị bệnh như vậy. Và chuyền típ xuống bệnh viện đa khoa
khánh tâm. Thì bác sĩ bảo mổ không được phải môt tim xong,mới mổ chân được. Bây giờ gia đình em rất
khó khăn. Không biết phải làm sao nữa. Lỡ công ty không lo,thì gia đình em biết tính sao. Trong khi
mọi chuyện đều diễn ra ở công ty và đều do 2 sếp nam gây ra. Và công ty có hứa lo tất cả cho em
trai em. Vậy xin nhờ luật sư giúp dùm em. Nếu công ty không lo cho em trai em,thì em có thể khởi
kiện không?  Và công ty sẽ lo tất cả chi phí ca mổ tim và chân không? Vì không mổ tim thì
không mổ chân được. Xin luật sư giúp em. Em cảm ơn trước ạ

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin
tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến V-LAw, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm
tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo quy
định tại điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012,  tai nạn lao động được hiểu như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây
tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Theo đó, tai nạn lao động được hiểu là
những tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc hay nhiệm vụ. Đối
chiếu với trường hợp của bạn thì việc em bạn bị ngã từ trên cao xuống đất chấn thương chân trong
quá trình làm việc thì được xác định là tai nạn lao động.

Trách nhiệm của phía người sử dụng lao
động khi người lao động xảy ra tai nạn lao động được quy định tại điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao
động năm 2015 bao gồm:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm
đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho
người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người
lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi
sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như
sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng
chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động
tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy
giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do
người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục
hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động
bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị
bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền
lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng
tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị
chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị
tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại
khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao
động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp
luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp
đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có
kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều
tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động
chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với
sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

Như vậy, khi em bạn bị tai nạn lao
động công ty  sẽ có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không
nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh
toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động
không tham gia bảo hiểm y tế, thanh toán tiền lương theo hợp đồng khi mà em trai bạn phải nghỉ việc
trong thời gian điều trị,…. Tuy nhiên tất cả những trách nhiệm này chỉ đối với phần tai nạn lao
động tức là vết thương ở chân của em trai bạn còn với với vấn đề về bệnh tim thì công ty sẽ không
chịu trách nhiệm mà khi này nếu em bạn có tham gia bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả những
chi phí nằm trong danh mục chi trả phần còn lại sẽ do gia đình chi trả chứ không thể bắt buộc phía
công ty chi trả cho phần này.

Thứ hai, khi phía
công ty không chịu trách nhiệm về vấn đề tai nạn lao động của em trai bạn thì để đảm bảo quyền lợi
của mình em trai bạn có thể yêu cầu công ty phải có trách nhiệm chi trả những khoản theo quy định
của pháp luật. Trường hợp công ty không đảm bảo quyền lợi cho em bạn thì có thể làm đơn khiếu nại
gửi lên hòa giải viên lao động tại Phòng Lao động thương binh xã hội quận, huyện hoặc gửi đơn trực
tiếp đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp,
bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của
chúng tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây