Tiền lương đối với người lao động cao tuổi

0
1256

Tiền lương đối với người lao động cao tuổi, cách tính tiền lương và chi trả tiền lương cho người lao động ngoài độ tuổi lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Công ty tôi hiện sử dụng lại nhân viên đã nghỉ hưu của công ty để làm công việc bảo vệ. Vậy cho tôi hỏi mức lương của nhân viên bảo vệ là bao nhiêu? Công ty tôi trả mức 3.500.000đ (mức tối thiểu vùng) có được không? Hay phải trả mức 3.745.000đ (đã qua đào tạo)?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Về việc sử dụng người lao động là người đã nghỉ hưu

Bộ luật lao động 2012 quy định về việc sử dụng người lao động là người đã nghỉ hữu như sau:

  • Khi sử dụng người lao động đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo chế độ hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi người lao động đang hưởng theo chế độ hưu trí, ngừơi lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động; và không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh
    hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Quy định của pháp luật về trả tiền lương

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo quy định người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo quy định của Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại khoản 2 điều 5.

Người lao động đã qua học nghề là những người được xác định theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân,
hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp công ty bạn sử dụng nhân viên đã nghỉ hưu làm bảo vệ, mà không thuộc các trường hợp đã qua học nghề trên của Nghị định 122/2015/NĐ-CP; ngoài ra, tính chất của công việc bảo vệ tại công ty bạn nếu không cần thiết phải qua học nghề, đào tạo thì người lao động này không thuộc đối tượng được xác định là người lao động đã qua học nghề nên không phải bảo đảm mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7%; còn việc quy định mức lương cụ thể như thế nào thì tùy thuộc vào việc chi trả tiền lương của công ty bạn nhưng phải bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây