Thủ tục xét lại bán ản trong tranh chấp lao động cá nhân

0
1300
Thủ tục xét lại bán ản tranh chấp lao động.
Thủ tục xét lại bán ản trong tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục tái thẩm, giám đốc
thẩm.


 

Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được gọi là thủ tục đặc biệt.
Các cấp tòa án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục này sẽ xét lại những bản án, quyết định của tòa án
cấp dưới khi đã có hiệu lực trong trường hợp có kháng nghị của những người có thẩm quyền nhằm mục
đích bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định mà tòa án đã tuyên. Bản
chất pháp lý của giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà là thủ tục phá án như
nhiều nước áp dụng hiện nay. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm xuất hiện khi có kháng nghị của người
có thẩm quyền theo quy định.

Phạm vi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Hội đồng giám đốc
thẩm, tái thẩm “chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị”. Ngoài ra, Hội đồng giám
đốc thẩm, tái thẩm có quyền “xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần
quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự
trong vụ án”.

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Việc
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên ba căn cứ sau đây:

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những
tình tiết khách quan của vụ án;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp
luật.

Việc Bộ luật Tố tụng dân sự quy định việc kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm dựa trên ba căn cứ nêu trên mà không quy định dựa trên căn cứ “Việc điều tra
không đầy đủ” là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì “Việc điều tra không đầy đủ” chỉ là một trong những
nguyên nhân dẫn tới “Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan
của vụ án”. Thực chất đây là trường hợp tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đã có những sai lầm
khi đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Còn căn cứ “Có vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng” và “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” thực chất là trường hợp khi
tòa án tiến hành giải quyết vụ việc đã có những sai lầm nghiêm trọng trong việc vận dụng pháp luật
về từng loại tranh chấp lao động cá nhân cụ thể và tố tụng giải quyết vụ án.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây