Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

0
1250
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10
năm 2013 quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Căn cứ Điều 150 của Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6
năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm
2012 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao
động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư quyđịnh về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện Khoản 4, Điều 150 Bộ
luật lao động quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động; xây dựng chương trình khung huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh
mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Thực hiện Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động về hướng dẫn và quản lý việc tổ chức huấn luyện
về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Thông tư này không điều chỉnh hoạt động huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và
trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.

Điều 2. Đối tượng áp
dụng

1. Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ
gia đình, cánhân có thuê mướn, sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là cơ sở).

2. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động,
vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện) và các tổ chức, cá nhân
khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ
ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:

1. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện là các đơn
vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và thực hiện
dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Giảng viên cơ hữu là giảng viên trong biên chế
hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Chương 2.

CÔNG TÁC TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ
SINH LAO ĐỘNG

Điều 4. Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động

Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
theo quy định tạiĐiều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm
sau:

1. Nhóm 1:Người làm công tác quản lý (trừ trường hợp kiêm
nhiệm theoquy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này) bao gồm:

a) Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu
và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự;
quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh
cá thể; chủhộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công
an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động
theo hợp đồng lao động.

2. Nhóm 2:

a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao
động, vệ sinh laođộng của cơ sở;

b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Nhóm 3:

Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư này (phụ lục
I).

4. Nhóm 4:

Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao
động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập
nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động).

Lưu ý: Văn bản pháp luật bạn đang tham khảo có thể
đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn hỗ trợ tra cứu hiệu lực của
văn bản, cách áp dụng văn bản pháp luật chính xác từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng
tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây