Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất 2019

0
1190
Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm
không? Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản theo quy định mới nhất năm 2019? Thủ tục báo giảm
lao động khi nghỉ thai sản năm 2019.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật sư cho em hỏi 1 vài vấn đề liên quan đến bảo
hiểm xã hội. Người lao động của Công ty em nghỉ sinh con. Em làm thủ tục báo giảm và làm hồ sơ
hưởng chế độ thai sản cho người lao động. Nhưng cơ quan Bảo hiểm huyện em chỉ nhận hồ sơ thai sản
còn hồ sơ báo giảm lao động thì hẹn 1 tháng sau khi có quyết định duyệt hồ sơ thai sản mới được báo
giảm. (Mùng 5/11/2015 em làm hồ sơ nhưng đến nay bảo hiểm vẫn chưa chuyển tiền thai sản cho Công ty
em. Luật sư cho em hỏi như thế có đúng với trình tự và thời gian quy định không ạ?). Mặc dù người
lao động đã nghỉ sinh, công ty em đã báo giảm nhưng bảo hiểm chưa duyệt nên bảo hiểm vẫn tính số
tiền bảo hiểm phát sinh của người lao động đã nghỉ sinh. Trong khi đó công ty em đã tính tiền bảo
hiểm để nộp (trừ người lao động nghỉ sinh). Do đó làm phát sinh số tiền nợ đọng (Số tiền bảo hiểm
của những người nghỉ sinh). Như thế có được coi là số tiền công ty nợ đọng không ạ? Mong luật sư
cho em câu trả lời sớm nhất để em căn cứ thực hiện ạ. Em xin trân trọng cảm ơn Luật
sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Thời điểm bên bạn thực hiện Luật bảo hiểm xã hội 2006 vẫn
có hiệu lực áp dụng, đến nay sang năm 2016 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực áp dụng. Tình
huống bên bạn có thể giải quyết như sau:

Theo thông tin bên bạn đưa ra ngày 5/11/2015 bên bạn đã làm
hồ sơ cho thủ tục báo giảm và làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động. Tuy nhiên đến nay
vẫn chưa được giải quyết.

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006, Bộ luật lao
động 2012 lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng, nghỉ trước khi sinh 2 tháng. Nếu người lao động xin
nghỉ sinh thì bên bạn sẽ làm hồ sơ báo giảm lao động trước.

“Điều 35.

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định
tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ
việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính
là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không
phải đóng bảo hiểm xã hội.”

= > Như vậy, khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nên bên đơn vị bạn sẽ làm hồ sơ báo giảm lao động
nghỉ hưởng thai sản.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thời
gian thông báo được hiểu như sau:

Điều 39. Mức hưởng
chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định
tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như
sau:
….

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày
làm việc trở lên trong tháng được tính là thời
gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và
người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội…”

Mặt khác, quy định về thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai
sản:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
2006:

“Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai
sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người
sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao
động.

2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp
hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục
hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật
này.

 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết
toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán
thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
.”

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
2014:

Điều 102. Giải quyết hưởng
chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại
làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các
khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm
sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật
này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ
người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101
của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã
hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo
quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho
người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con
nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao
động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội
không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

= > Bên bạn có thể áp dụng các quy định nêu trên và yêu
cầu giải quyết lên cơ quan bảo hiểm xã hội đang giải quyết. Bạn cũng lưu ý vì đang chuyển sang áp
dụng luật mới nên việc giải quyết của các cơ quan có thể bị kéo dài. Vì số tiền lao động nghỉ hưởng
chế độ thai sản bên bạn không phải đóng nên việc truy thu là chưa chính xác.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây