Thời gian làm việc đối với lao động chưa thành niên

0
1433

Thời gian làm việc đối với lao động chưa thành niên. Thời gian làm việc, tiền lương làm việc theo quy định hiện hành.


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi là: Em có đứa em trai 17 tuổi hiện giờ đang làm bảo vệ cho công ty Đại Hưng Long. Mỗi ngày làm 13 tiếng với mức lương là 3.700.000 đồng. Ngoài ra không được hưởng bảo hiểm hay những phụ cấp khác. Nhưng khi xin nghỉ việc thì công ty đòi trả 200.000 đồng tiền làm hồ sơ trong khi em của em chỉ đưa chứng minh nhân dân gốc chứ không có hồ sơ gì cả. Vậy cho em hỏi nếu làm với thời gian 13 tiếng và mức lương 3.700.000 có phù hợp với người chưa đủ tuổi lao động không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Về độ tuổi lao động của lao động chưa thành niên.

Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật lao động 2012:

“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.”

Như vậy, em trai của bạn 17 tuổi là lao động chưa thành niên.

Về tính hợp pháp của hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên.

Thời gian làm việc của lao động chưa thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.”

Theo như thông tin bạn cung cấp như vậy việc em trai bạn 17 tuổi phải làm việc 13h/ngày như vậy là trái với nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên quy định tại Bộ luật lao động 2012.

Về vấn đề tiền lương.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”.

Mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

2. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố”.

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được căn cứ dựa theo hai căn cứ sau đây:

Một là căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương như sau:

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Hai là căn cứ Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiệu vùng như sau:

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Do em trai bạn làm bảo vệ cho công ty Đại Hưng Long nên mức lương được căn cứ vào sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và em trai bạn. Tuy nhiên, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Tùy thuộc vào địa bàn nơi công ty hoạt động thuộc khu vực nào mà mức lương tối thiểu của từng khu vực sẽ khác nhau.

Để biết công ty hoạt động tại địa bàn thuộc khu vực nào, bạn cần tra cứu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, đây chỉ là tiền lương đối với thời gian làm việc bình thường (8h/ngày).

Em trai bạn làm việc 13h/ngày nên có thể xác định thời gian làm việc của em trai bạn được tính là 8h là thời gian làm việc bình thường và 5h là thời gian làm thêm giờ.

Căn cứ Điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm như sau:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Do thông tin bạn cung cấp không cụ thể về thời gian làm việc bắt đầu từ khoảng thời gian nào nên không thể xác định chính xác là thời gian làm việc thêm là thuộc trường hợp nào bởi trong mỗi trường hợp khác nhau thì mức lương tính trong thời gian làm thêm sẽ thay đổi theo các mức khác nhau.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây