Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

0
1242
Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài. Trở lại nước ngoài làm việc khi đã về nước.
 


Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi luật sư, em sang Đài Loan làm việc được 11
năm rồi. Và thời hạn còn 1 năm nữa là 12 năm.. em muốn hỏi khi em về hết han 12 năm.. có được qua
đài loan làm nữa không .. em làm 11 năm rồi và chỉ làm 1 cty này thôi ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Việc giao kết hợp đồng lao động là quyền của
người lao động và người sử dụng lao động. Hai bên có thể tự do giao kết hợp đồng với
nhau một cách tự nguyện nhưng không được trái quy định của pháp luât Việt Nam và
quy định pháp luật của quốc gia người sử dụng lao động. Hiện tại, theo quy định
hiện hành của pháp luật Việt Nam, không có quy định nào giới hạn thời gian làm
việc tại nước ngoài của người lao động. Tuy nhiên, khi tham gia lao động tại nước ngoài
người lao động cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt
động lao động tại nước ngoài.

Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định như
sau:

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các
nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người
lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước
khác;

2. Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các
quy định của pháp luật có liên quan;

3. Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước
khi đi làm việc ở nước ngoài;

4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước
tiếp nhận người lao động;

5. Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi
làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của
nước tiếp nhận người lao động;

6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm
hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao
động;

7. Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao
động;

8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật
Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

1900.6198

9. Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
theo quy định của Luật này.

Theo đó, người lao động làm việc ở nước
ngoài phải tuân thủ thời gian lao động đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Khi chấp dứt
Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập, người lao động phải về nước. Sau khi về
nước, nếu như người lao động tiếp tục ký kết hợp đồng lao động khác thì người lao
động có thể tiếp tục ra nước ngoài làm việc theo nội dung hợp đồng lao động
mới.

Người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
 (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước
ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định
của

.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây