Không trả đủ lương cho người lao động bị xử lý thế nào?

0
1238
Không trả đủ lương cho người lao động bị xử
lý thế nào? Người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao
động.


Tóm tắt câu hỏi Không trả đủ lương cho người lao động:

Chào Luật sư, chuyện là tôi có làm cho một công ty
dịch vụ Bảo Vệ nhưng khi được phát lương thì tôi nhận ra số tiền tôi lĩnh không thỏa đáng vì
trong phiếu lương có trừ của tôi 1.000.000 trong mục tạm ứng, nhưng trong khi đó tôi không hề ứng,
và tôi cũng đã báo với đội trưởng bảo vệ nơi tôi làm việc đồng thời trong thời gian đó công ty
cũng đã buộc tôi thôi việc vì tôi đã tự ý ngủ trong ca trực. Vấn đề tính sai lương tôi cũng
đã điện thoại lên ban giám đốc công ty và họ nói tiền đã chuyển xuống đội trưởng nơi tôi
làm việc, tôi cũng đã điện thoại và hỏi anh ta thì được anh ta bảo đã có công việc về quê
và hẹn tôi vài ngày sau và hứa là tiền sẽ có trước tết âm lich 2017 nhưng bây giờ đã là 28 rồi nên
tôi có điện thoại cho anh ấy và có nhắn tin nhưng không thấy anh ấy trả lời còn ban giám đốc thì họ
nói cũng đã chuyển tiền rồi và còn 1 giấy chứng minh nhân dân mang tên tôi, và tôi cũng chưa
được nhận lại. Vậy tôi xin hỏi các cô chú trong trường hợp như vậy thì tôi phải làm sao để có thể
lấy lại khoản tiền 1.000.000 mà họ đã tính sai lương của tôi và 1 giấy chứng minh nhân dân mang tên
tôi? Liệu trong trường hợp này nếu tôi nhờ chính quyền địa phương ( công an phường ) thì họ có vào
cuộc và giúp tôi không?

Luật sư tư vấn Không trả đủ lương cho người lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn,tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Về việc thanh toán thiếu tiền
lương.

Điều 90 Bộ luật lao động 2012 quy định tiền lương
như sau:

“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng
lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc
chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn
mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào
năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương
bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như
nhau.”

Theo quy định trên, tiền lương là khoản tiền người
sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận căn cứ vào năng suất và chất lượng
công việc. Tiền lương phải được trả trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc
trong công ty dịch vụ bảo vệ, khi được phát lương bạn bị trừ 1.000.000 đồng trong
mục tạm ứng; trên thực tế bạn không có tạm ứng tiền lương; khi bạn liên lạc với ban lãnh đạo công
ty thì được trả lời là đã trả đầy đủ cho đội trưởng đội bảo vệ và cũng đã được xác nhận là người
bảo vệ giữ tiền lương của bạn. Nếu người đội trưởng của bạn có

hành vi lừa dối, dùng thủ đoạn gian
dối để chiếm đoạt tài sản của bạn, đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã
bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 139
:

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt
tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới
hai triệu nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba
năm.

[…] “

Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể làm đơn tố
cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi người đội trưởng đang cư trú để yêu cầu giải
quyết.

 

 

1900.6198

Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến
tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người
khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản của người khác;

[…] “

2. Về việc giữ chứng minh nhân dân bản
chính của bạn.

Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy
định n

hững
hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như
sau:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng,
chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện
pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao
động.”

Đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của
bạn thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị
định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như
sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng,
chứng chỉ của người lao động;

… “

Công ty bạn có hành vi giữ giấy chứng minh thư nhân dân bản chính của bạn
thì bạn có quyền làm đơn kiến nghị gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty bạn có trụ
sở để yêu cầu giải quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây