Tạm hoãn gọi nhập ngũ với trường hợp lao động duy nhất trong gia đình

0
1435

Tóm tắt câu hỏi:

Em năm nay 25 tuổi, sinh ngày 26/03/1990. Em học đại học ra đã xin được việc Hiện tại em mới nhận được GIẤY MỜI đăng ký, phúc tra sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. Hiện tại hộ khẩu em bao gồm Bố,mẹ đã trên 60 tuổi. Anh trai đã lấy vợ từ lâu nhưng chưa tách hộ. Có vợ đang mang thai tháng thứ 8, sắp sinh.

Chào luật sư!
Vậy em có thuộc diện tạm hoãn nghĩa vụ nhập ngũ hay không? Vì theo điều 2 của việc hoãn nhập ngũ có
điều “Là lao động duy nhất phải trực tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn
sức lao động hoặc người chưa đến tuổi lao động. Bố mẹ em đã hết tuổi lao động. Vợ em thì sắp sinh,
anh trai em thì ở xa.
Hiện tại em đang là nhân viên của công ty, có HĐLĐ và được đóng BHXH theo quy định.
Và nếu được em phải làm những thủ tục gì?

Trả lời câu hỏi:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho V-Law, chúng tôi xin
được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ

Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác
trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

Theo như trường hợp của bạn, bạn không thuộc đối tượng tam hoãn nhập ngũ theo khoản 2 điều 3 Nghị
định 38/2007/NĐ-CP vì lao động duy nhất trong gia đình được hiểu là người duy nhất trong gia đình
có khả năng lao động, tuy nhiên, theo trình bày của bạn, bạn vẫn còn một người anh trai ở xa vẫn
còn khả năng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bạn nên bạn không được coi là lao động duy nhất trong gia
đình.

Chúng tôi rất hiểu hoàn cảnh của bạn, nhưng thông thường, trường hợp như bạn không được tạm hoãn
thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên,  bạn có thể viết đơn trình bày tới hội đồng nghĩa vụ
quân sự địa phương bạn để xem xét trường hợp của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Tạm hoãn gọi nhập ngũ với trường hợp lao động duy nhất trong gia đình. Nếu còn vướng
mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên
hệ 1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây