Quy định về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động

0
1910

Quy định về việc thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn điều tra và điều tra viên.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khi nào phải thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động?

Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định 39/2016/NĐ-CP, khi xảy ra tai nạn lao động tùy vào từng mức độ cụ thể, thì phải thành lập Đoàn điều ra tai nạn lao động cấp cơ sở; cấp tỉnh hoặc cấp trung ương.

Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở:

Việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở khi xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động

Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.

Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh:

Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh được thành lập khi có tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên.

Khi có tin báo về tai nạn lao động thuộc trường hợp này, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.

Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.

Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương:

Việc thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động ,sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định  thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động

Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:

Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;

Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;

Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;

Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:

Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;

Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;

Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây