Quy định về khám sức khỏe cho người lao động

0
2050
Quy định về khám sức khỏe cho người lao
động. Người lao động được khám sức khỏe định kỳ theo quy định thế nào?


 

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, cho em hỏi: Công ty em chuyên sản xuất bê tông
nhựa nóng và cống bê tông ly tâm. Như vậy có thuộc loại ngành nặng nhọc không? Bắt buộc khám sức
khỏe định kỳ 2 lần/năm hay chỉ 1 lần/năm là được? Rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư.Chân
thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc
thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong quan hệ
lao động này chủ sử dụng lao động và người lao động đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau.
Trong đó chủ sử dụng lao động có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo đúng quy
định của Bộ luật lao động 2012.

Theo quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH quy định về
danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm”
sản xuất bê tông nhựa nóng và cống bê tông ly tâm thuộc danh mục công viêc nặng nhọc độc
hại.

Việc khám sức khỏe được áp dụng định kỳ như sau:

Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức
khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên
khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao
động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc
bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và
được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp
luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của
Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của
người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc,
nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc,
khử trùng.

Như vậy, bạn phải lưu ý việc khám sức khỏe định kỳ sẽ đảm bảo
là ít nhất 6 tháng một lần.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây