Quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động?

0
1221

Câu hỏi tư vấn:

Tôi vào làm việc tại công ty từ 04/05/2015 đến 31/05/2016 với giấy đề nghị xin tuyển dụng của Tổng giám đốc công ty ký xin chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT đã phê duyệt và ký quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm.

Trong quá trình làm việc tôi luôn hoàn thành tốt công việc được giao,
không có đơn thư khiếu kiện gì về việc làm của tôi từ tập thể CBCNV công ty cũng như khách hàng
công ty, công ty cũng đóng BHXH và cho tôi hưởng mọi quyền lợi như bao người khác trong công ty.
Đến ngày 30/05/2016 đột nhiên HĐQT họp và kỷ luật tôi không theo quy trình xử lý kỷ
luật. Sáng ngày 31/05/2016 tôi nhận được liền một lúc 2 quyết định kỷ luật là : Kỷ luật hình
thức cảnh cáo  và  bãi nhiệm chức vụ của tôi. Khi tôi làm đơn khiếu lại thì sở lao động
đã trả lời tôi là do không có hợp đồng lao động nên sở không lập đoàn thanh tra được mà chỉ yêu cầu
chúng tôi về xử lý nội bộ. Vậy xin cho tôi hỏi việc xử lý kỷ luật của tôi là đúng hay sai. Và
tôi là người lao động cần phải làm và đi những bước như thế nào để lấy lại danh dự và công bằng cho
tôi. Xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn tới V-Law, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn để xác định việc đơn vị áp dụng hai
hình thức xử lý kỷ luật đối với bạn có đúng quy định pháp luật hay không thì phải căn cứ, đối
chiếu với quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với
người lao động để xác định. Cụ thể:

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao
động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại
cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ
hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên
bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối
với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ
luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng
nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang
trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử
dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh
và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con
nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ
luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 125.

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách
chức.

3. Sa thải.

Như vậy, khi áp dụng bất cứ hình thức xử lý kỷ luật nào cho người lao
động thì đơn vị phải đưa ra căn cứ chứng minh yếu tố lỗi và phải thành lập hội đồng kỷ luật có sự
tham gia của các bên (người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao
động tại cơ sở), lập văn bản. Theo đó, đối chiếu với trường hợp của bạn thì trước tiên do bạn không
cung cấp lý do đơn vị áp dụng xử lý kỷ luật đối với bạn là gì nên không đưa ra hướng tư vấn cụ thể
về việc căn cứ áp dụng có đúng quy định pháp luật hay không.

Tuy nhiên, liên quan tới việc đơn vị vi phạm trong quá trình
thực hiện thủ tục xử lý kỷ luật (không có sự tham gia đầy đủ các bên…), áp dụng hình thức kỷ luật
trái quy định (cảnh cáo trong khi Bộ luật lao động không có quy định về hình thức xử lý kỷ luật
này); quyết định kỷ luật là bãi nhiệm chức vụ trong khi không đưa ra được lý do chính đáng; áp
dụng hai hình thức xử lý kỷ luật đối với cùng một hành vi vi phạm..Từ đó, có thể xác định
việc đơn vị đưa ra hình thức xử lý kỷ luật là không phù hợp, trái với quy định pháp
luật
. Nên để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có thể khiếu nại tới
Phòng lao động thương binh xã hội để giải quyết. Trong trường hợp, khiếu nại không được giải
quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể thực hiện theo bước khởi kiện trực tiếp ra Tòa
án nhân dân cấp huyện nơi đơn vị đăng ký hoạt động để bảo vệ quyền lợi. 
Đối với việc
phòng lao động thương binh và xã hội trả lời đơn khiếu nại của bạn vì lý do không có hợp đồng
lao động nên không thành lập đoàn thanh tra là không phù hợp với quy định vì bạn đã quyết định
tuyển dụng của Chủ tịch hội đồng quản trị đơn vị và thực tế đã làm việc cho đơn vị  thời
gian từ 04/05/2015 đến 31/05/2016 (chứng minh được giữa hai bên tồn tại quan hệ lao động với
nhau).

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về áp dụng hình thức xử lý
kỷ luật đối với người lao động?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý
khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến –
Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây