Phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc

0
1490
Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc đều là những khoản tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả khi người lao động không còn làm việc nữa. Tuy nhiên, về mặt bản chất, đây là hai loại trợ cấp có tính chất hoàn toàn tách biệt. Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH Everest sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhằm giúp bạn đọc phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc.

Thứ nhất, khác biệt về điều kiện hưởng  trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc

Đối với trợ cấp thôi việc: Việc chấm dứt hợp đồng phải xuất phát từ: (i) Hết hạn hợp đồng lao động trừ khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ; (ii) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; (iii) Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động; (iv) Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu; (v) Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án; (vi) Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; (vii) Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; (viii) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp; (ix)Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.Ngoài ra, để được hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động phải đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

Đối với trợ cấp mất việc: Việc chấm dứt hợp đồng phải xuất phát từ: (i) Sự thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lí do kinh tế; (ii) Do sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã; (iii) Người lao động cũng phải làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

Thứ hai, khác biệt về căn cứ tính mức trợ cấp trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc

Thời gian tính là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
Mức lương tính là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc/mất việc làm.

Thứ ba, về mức trợ cấp và thời hạn nhận trợ cấp trong trường hợp mất việc làm và thôi việc

Trợ cấp thôi việc: Khi trả trợ cấp thôi việc chủ sử dụng lao động trả cho người lao động mỗi năm làm việc là một nửa tháng tiền lương. Tháng tiền lương được coi làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tháng tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Chủ sử dụng lao động phải thực hiện chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Trợ cấp mất việc làm: Mức trợ cấp mất việc làm mà người chủ sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động sẽ là: mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Nếu xét về mức chi trả ta thấy rằng mức chi trả trợ cấp thôi mất việc làm cao gấp đôi mức chi trả trợ cấp thôi việc và Bộ luật lao động năm 2012 cũng giới hạn mức trợ cấp chi trả thấp nhất mà người lao động được hưởng. Sở dĩ có sự khác biệt như trên là vì trợ cấp mất việc làm chi trả cho người lao động trong những trường hợp họ bị mất việc làm do yếu tố khách quan và người lao động không thể chủ động trong việc tìm kiếm việc làm. Do đó mức hộ trợ như vậy sẽ phần nào giúp người lao động ổn định cuộc sống trong khi tìm kiếm việc làm mới. Cũng giống như trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động cũng phải trả trợ cấp mất việc làm trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây