Phải làm gì khi người sử dụng lao động chậm trả lương?

0
1259

Nội dung làm gì khi người sử dụng lao động chậm trả lương?

Mình có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn. Trong thời gian

2 tháng từ tháng 6 tới tháng 7 năm 2017 công ty cổ phần và dịch vụ bảo vệ có kí hợp đồng với bên C.
Trong quá trình sử dụng lao động tại mục tiêu Phía bên công ty k hề kí kết hợp đồng với người lao
động và sử dụng lao động chưa đủ 18. Tháng đầu tiên khi thanh toán lương cho nhân viên bên công ty
kéo dài thời gian trả lương từ ngày 15/6/2017 đến ngày 25/6/2017 Và không hề thanh toán hết toàn bộ
số lương cho nhân viên một số nhân viên chưa được nhận một đồng lương nào từ công ty. Số nhân viên
được nhận lương thì bị trừ tiền đồng phục, tiền thử việc, số lương nhận được cũng k được mấy đồng.
Trong khi đó trước khi tuyển lao đông không hề trao đổi gì về vấn đề này. Kết thúc tháng thứ 2 tại
mục tiêu, ngay trong đêm hôm đó chỉ huy mục tiêu đã rời khỏi địa phận hải dương và nói là về công
ty họp Từ lúc đó không hề giải quyết lương cho nhân viên Bọn mình liên tục giục bên công ty sớm
thanh toán lương cho bọn mình để chi trả sinh hoạt Gọi cho giám đốc thì lấy lí do này nọ và kéo dài
tới tận hôm nay 14/8/2017. Đội bảo vệ có khoảng 20 người chủ yếu là học sinh sinh viên làm thêm,
ngoài ra còn 2 cô chú ngoài 40 tuổi Bên phía luật sư tư vấn giúp mình tìm cách giải quyết với
Thay mặt mọi người mình cảm ơn phía luật sư đã xem bài viết của mình.

Trả lời làm gì khi người sử dụng lao động chậm trả lương?

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư
vấn tới V-Law, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nguyên tắc
trả lương như sau:

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời
hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không
được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít
nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả
lương.”

Theo đó việc người sử dụng lao động không trả lương cho bạn
theo đúng thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ
phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định sau:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành
chính trong lĩnh vực lao động thì hành vi trả lương không đúng kì hạn sẽ
bị xử phạt hành chính:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng
hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang
lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm
giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động;
khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không
đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một
trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao
động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.

Để lấy được tiền lương bạn có thực hiện các thủ tục
sau:

Bạn có thể yêu cầu trực tiếp công ty trả lại số tiền lương  mà
họ đã nợ hoặc bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh
và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để họ cử hòa giải
viên lao động giải quyết trong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ
thực hiện việc hòa giải. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì bạn có thể khởi kiện đến
Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty bạn có trụ sở chính để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn và những người
khác không kí hợp đồng lao động bằng văn bản thì cần phải có giấy tờ chứng minh
mình đã làm việc cho người sử dụng lao động, bạn có thể lập văn bản tường trình mình đã
làm việc cho họ và xin xác nhận làm chứng của những người cùng làm với
bạn ở đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 1900.6198
 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây