Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị công ty có phải bồi thường?

0
1290

Chị B là thủ kho của xí nghiệp H. Sau khi xuất hết hàng trong kho, chị B quên không khóa cửa kho trước khi về nên đã để mất một số tài sản trong kho như quạt điện, bàn ghế.

Xí nghiệp H buộc chị B phải đền bù cho xí nghiệp một khoản tiền tương đương với số tiền xí nghiệp
đã bỏ ra để mua những tài sản đó. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại
theo trách nhiệm vật chất do người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của đơn
vị?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn
đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Khoản 2 Điều 130 Luật lao động 2012 quy định về bồi thường thiệt hại
do người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị của đơn vị như sau: “Người lao động làm mất dụng
cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao
hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo
thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách
nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép thì không phải bồi thường”

Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại theo quy
định tại Điều 131 Bộ luật lao động:

“1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ
vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao
động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại
được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.”

Như vậy, trường hợp của chị B có lỗi do quên khóa cửa gây thiệt hại
đến công ty nên chị B phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo giá thị
trường. Tuy nhiên, việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất ngoài
việc phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế đồng thời khi quyết định mức bồi thường cần xét
đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

————-

Câu hỏi thứ 2 – Tư vấn về việc thực hiện nghĩa vụ của
hợp đồng

Xin luật sư tư vấn giúp em sự việc như sau: Em có tham gia chương
trình thực tập sinh tại Nhật Bản của 1 công ty. Khi vào học tiếng nhật em đã đóng cho công ty 18
triệu đồng và nộp bằng cấp 3 bản chính. Hiện tại, em đã đậu phỏng vấn với công ty Nhật. Lúc đầu
nhập học công ty có bắt em phải kí vào đơn tự nguyện tham gia chương trình và có chữ kí của ba mẹ.
Sau khi đậu phỏng vấn em có kí hợp đồng phái cử với công ty nhưng chưa kí hợp đồng lao động với bên
Nhật. Trong hợp đồng phái cử và đơn tự nguyện có điều là nếu em đơn phương chấm dứt hợp đồng hay
rút khỏi chương trình sau khi đậu phỏng vấn thì em phải chịu hoàn toàn chi phí mà công ty làm hồ sơ
phái cử và thủ tục xin visa cho em, đồng thời không được hoàn lại bất kì khoản tiền nào đã đóng cho
công ty. Bây giờ em không muốn tham gia chương trình và hủy hợp đồng, rút lại bằng cấp 3 bản chính
em đã nộp lúc đầu. Công ty bảo em nếu hủy vì lý do không chính đáng thì em phải bồi thường phí mà
doanh nghiệp Nhật bay qua Việt Nam và phí ăn ở của họ. Trong khi trong hợp đồng phái cử chỉ viết là
bồi thường phí làm hồ sơ và xin visa, nhưng sau khi đậu phỏng vấn em chưa nộp bất kì giấy tờ cá
nhân nào để công ty làm hồ sơ. Xin luật sư tư vấn giúp em nếu em đơn phương chấm dứt hợp đồng thì
em có phải bồi thường các khoản phí như phía công ty nói khộng ạ? Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề
nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng
tôi tư vấn như sau:

Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Ngoài ra, Điều 418 BLDS 2015 quy định:

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng,
theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa
phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa
thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ
chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Như vậy, trường hợp các bên đã ký hợp đồng thì việc giải quyết tranh
chấp sẽ dựa trên nội dung của Hợp đồng mà các bên đã ký kết.

Trân trọng!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây