Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động

0
1186

Nội dung tư vấn:

Trường hợp e phải viết đơn thôi việc tại cty B và viết đơn xin việc mới tại cty A có được tính là cty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?2. Nếu trường hợp này cty có phải bồi thường hợp đồng không? Mức bồi thường được tính như thế nào?3. Nếu sau khi thương lượng mà e ko làm việc nữa với cty quản lý mới thì mức bồi thường hợp đồng là bao nhiu ạh.4. Nếu e vẫn làm cv cũ nhưng cty mới quản lý thì e có được đền bù khoản nào ko ạh? Luật Minh Gia tư vấn như sau

Chào luật sư. Em hiện là nhân viên
cty . Ngày vào làm là 1/6/2011 tại công ty B. Thời gian ký hợp đồng vô thời hạn ngày ký chính
thức 1/1/2014. E hiện là nhân viên trực tiếp của cty này và làm ở bộ phận maketting. E đã có thời
gian làm việc liên tục với cty đã hơn 5 năm. Mức lương cơ bản hiện tại là 4.490.255 vnd. Và có đong
bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động thất nghiệp đầy đủ và liên tục.Nhưng hiện tại ngày 3/1/2018 cty
họp nhân viên maketting lại để trao đổi về việc nhân viên bộ phận maketing cụ thể là nhân viên pgs
và cat. Sẽ chuyển qua ký hợp đồng mới và nhận lương từ cty A nhưng công việc vẫn như cũ.
cty TNHH A là một doanh nghiệp chuyên về tư vấn nhân sự, tư vấn quản lý, điều hành doanh
nghiệp. Đồng thời cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nhân sự trong ngành hàng
tiêu dùng, mỹ phẩm, sản xuất và phân phối.Như vậy cho e hỏi: 1. Trường hợp e phải viết đơn
thôi việc tại cty B và viết đơn xin việc mới tại cty A có được tính là cty đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động không?2. Nếu trường hợp này cty có phải bồi thường hợp đồng không? Mức bồi thường
được tính như thế nào?3. Nếu sau khi thương lượng mà e ko làm việc nữa với cty quản lý mới thì mức
bồi thường hợp đồng là bao nhiu ạh.4. Nếu e vẫn làm cv cũ nhưng cty mới quản lý thì e có được đền
bù khoản nào ko ạh.Mong luật sư giúp giải đáp khuất tất ạh.Chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012:

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng
lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.

Do đó, nếu bạn viết đơn xin thôi việc thì sẽ thuộc trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn, tức của người lao động mà không phải là công ty chấm
dứt.

Trong trường hợp đó, công ty không có trách nhiệm phải bồi thường cho
bạn mà bạn phải có các nghĩa vụ sau đây đối với công ty:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho
người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường
cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Trường hợp sau khi thương lượng với công ty B mà bạn không làm việc
tại công ty A thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Khoản 5 Điều 58 Bộ luật Lao
động 2012
:

Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê
lại

“……………

5. Thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với
doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

……..

Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, bạn phải thực hiện các nghĩa vụ
theo quy định tại Điều 43 như đã nêu trên.

Trường hợp bạn vẫn tiếp tục làm công việc cũ ở công ty mới quản
lý thì bạn không được đền bù vì công việc của bạn vẫn tiếp tục được thực hiện tại Công ty cũ
và hợp đồng lao động vẫn được thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198

để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây