Mẫu phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa

0
2302

Nội dung phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm thông tin về lao động hiện tại, lao động sẽ nghỉ việc, lao động thuyên chuyển, chế độ đối với người lao động và các vấn đề khác liên quan. Dưới đây là mẫu phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Xây dựng phương án sử dụng lao động được quy định thế nào?

Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (Điều 1). Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 1/8/2018 hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động, chia phần còn lại của số dư bằng tiền quỹ khen thường của người lao động, quỹ phúc lợi, đối tượng, thời gian làm việc để tính mua cổ phần với giá ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và công ty và TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ (Điều 1).

Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.

Căn cứ quy định nêu trên, khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thì doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động theo qụy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Thông tư sổ 07/2018/TT-BLĐTBXH nêu trên; trường hợp trong phương án sử dụng lao động có danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc (lao động dôi dư) thì việc tính toán và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 44/2015/TT- BLĐTBXH ngày 22/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Căn cứ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 6 Bước 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, Ban Chỉ đạo chỉ đạo tổ giúp việc phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động, phương án cổ phần hóa; tổ chức công khai phương án sử dụng lao động cùng với phương án cổ phần hóa tại Hội nghị người lao động (bất thường) và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động trước khi trình phương án cổ phần hóa.

Theo quy định tại Phụ lục 1 Quy trình xây dựng phương án sử dụng lao động ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 1/8/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc, phối hơp với doanh nghiệp cổ phần hóa và Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng phương án sử dụng lao đông theo quy trình, trong đó quy định căn cứ vào thực trạng lao động của doanh nghiệp, phương án sản xuất, kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành phân loại toàn bộ người lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; rà soát, phân loại theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng đối với danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyên trách tại doanh nghiệp khác không thể bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc; phân loại, rà soát thời gian làm việc, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động (thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ người lao động dôi dư được thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duvêt phương án cổ phần hóa theo quy định pháp luật về chính sách đối với người lao động dôi dư), tính toán chế độ và tổng hợp nguồn kinh phí dự kiến.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4, Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 07/2018/TT-BLĐTBXH ngày 1/8/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì thời gian làm việc để tính chia phần còn lại số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và mua cổ phần với giá ưu đãi không căn cứ vào thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Việc tính chế độ đối với người lao động dôi dư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Thông tư số 44/2015/TT-BLDTBXH nêu trên.

Mẫu phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa

Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TÊN DOANH NGHIỆP
——–
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
—————-
TT Nội dung Tổng số Ghi chú
I Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa
1 Lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động
2 Lao động làm việc theo HĐLĐ
a) Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn
b) Làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
c) Làm việc theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định dưới 03 tháng
3 Lao động đang nghỉ việc nhưng có tên trong danh sách lao động của công ty
II Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần
hóa
1 Số lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành
2 Số lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động
a) Hết hạn hợp đồng lao động
b) Tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động
c) Chấm dứt hợp đồng lao động với lý do khác theo quy định của pháp luật
3 Số lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp
a) Số lao động dôi dư thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP
b) Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và trả trợ cấp mất việc làm
III Số lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần
1 Số lao động mà hợp đồng lao động còn thời hạn
2 Số lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
a) Ốm đau
b) Thai sản
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
3 Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
a) Nghĩa vụ quân sự
b) Nghĩa vụ công dân khác
c) Bị tạm giam, tạm giữ
d) Do hai bên thỏa thuận (không quá 03 tháng)
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm …
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây