Lưu ý khi tham gia xuất khẩu lao động

0
1163
Em được một người giới thiệu cho đi xuất
khẩu lao động tại Malaysia. Em đặt cọc 10 triệu nhưng không có biên bản hay xác nhận nào cả. Như
vậy có đúng không?


Tóm tắt câu hỏi:

Em được một người giới thiệu cho đi xuất khẩu lao động tại
Malaysia. Người đó yêu cầu em đặt cọc 10 triệu, hôm qua 3/7 đã xuống lấy tiền và nói là mang qua
công ty đặt cọc nhưng có biên bản hay xác nhận nào cả. Rồi bảo em ở nhà đợi khi nào bên công ty gọi
thì đi. Họ nói em sang đó làm may. Như vậy, liệu em đi có đảm bảo không? Xin cám
ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT V-Law. Với thắc mắc của bạn, Công ty
LUẬT V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật người VN đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ này như sau: “Doanh nghiệp được cấp
Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài”.

Như vậy, chị phải xác minh kỹ xem doanh nghiệp thực hiện việc
đưa chị đi lao động có giấy phép hoạt động hay không?

Thứ hai, về khoản tiền kỹ quỹ của chị được quy định tại Điều
23 như sau:

1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc
ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch
vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký
quỹ của người lao động.

3. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi
cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù
đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ
để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì
phải trả lại cho người lao động.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị
trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ;
quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng
thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký
quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền
ký quỹ của người lao động.

Như vậy, khoản tiền đặt cọc (ký quỹ) của chị sẽ phải được
thỏa thuận trực tiếp với doanh nghiệp. Nộp trực tiếp tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản
hoặc trực tiếp với doanh nghiệp. Khi nộp cần phải có biên nhận. Chị nên lưu ý về việc
này.

Về hợp đồng và việc đào tạo cũng nằm trong nghĩa vụ của doanh
nghiệp và bắt buộc thực hiện – khoản 2 Điều 27:

a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25
và 26 của Luật này;

b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí
tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo
với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm
việc ở nước ngoài;

c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai,
cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều
kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên
kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao
động;

đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;

e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát
sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao
động;

g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh
sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời
gian làm việc ở nước ngoài;

h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những
thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

Vì vậy, chị có quyền được đào tạo, ký hợp đồng, biết rõ về
công việc mình sẽ được làm bên nước ngoài, mực lương, bảo lãnh và bồi thường. Chị nên tránh làm
việc thông qua cò mồi để gây những thiệt hại cho bản
thân.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng
tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn
bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
 
1900.6198


để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây